Khóa học một sức khỏe thông qua hoạt động thực địa cộng đồng tại Quận Thốt Nốt, Cần Thơ
Chủ đề: Áp dụng năng lực cốt lõi Một sức khỏe trong đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản và đánh giá sự hiểu biết của người dân về kháng sinh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Thời gian: từ ngày 18 – 22/7/2018
Địa điểm: quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1. Bối cảnh
Ngày nay, ngành chăn nuôi phát triển nhanh chóng, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng ngày càng gia tăng. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tránh những hậu quả tác hại do thuốc và sử dụng thuốc không đúng cách gây nên là hết sức cần thiết và cấp bách. Do sự hiểu biết chưa đầy đủ và sử dụng kháng sinh chưa đúng nguyên tắc dẫn đến sự đề kháng thuốc kháng sinh ở một số chủng vi khuẩn trong các bệnh nhiễm khuẩn là nhiều.
Nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi của người dân và đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong cộng đồng. Câu lạc bộ Một sức khỏe Cần Thơ triển khai khóa học Một sức khỏe thông qua hoạt động thực địa tại quận Thôt Nốt, thành phố Cần Thơ với chủ đề: “Áp dụng năng lực cốt lõi Một sức khỏe trong đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản và đánh giá sự hiểu biết của người dân về kháng sinh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.”
2. Mục đích
- Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức và hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng và hệ thống Thú y tuyến quận/huyện ở quận Thôt Nốt, thành phố Cần Thơ.
- Tìm hiểu các chương trình y tế dự phòng liên quan đến kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh đang triển khai tại quận Thốt Nốt.
- Tham quan các trạm Chăn nuôi và Thú Y để tìm hiểu về kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản và cách thức tuyên truyền ở tuyến quận/huyện.
- Đánh giá kiến thức, thực hành của người dân về kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh
- Vận dụng năng lực cốt lõi của Một sức khỏe vào hoạt động thực địa như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, vận dụng các kỹ năng tư duy hệ thống, văn hóa và niềm tin trong việc phân tích kết quả khảo sát thực địa và bàn luận trong báo cáo.
3. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham dự: giảng viên, sinh viên của trường ĐH Cần Thơ và ĐH Y Dược Cần Thơ, cùng với sự hỗ trợ của các cán bộ của TTYT và Trạm Chăn nuôi và Thú y quận Thốt Nốt, cộng tác viên tại địa phương.
Tổng số thành viên:
- Sinh viên câu lạc bộ Một sức khỏe Cần Thơ: 40 sinh viên
- Cán bộ giảng của 2 trường (4 giảng viên): ĐHYD Cần Thơ (ThS. Lê Minh Hữu, Bs Nguyễn Ngọc Huyền); ĐHCT (PGS Trần Ngọc Bích, Ths Nguyễn Thu Tâm)
- Cán bộ địa phương (13 người): 2 CB TTYT Thốt Nốt và 4 CTV Y tế, 2 CB Trạm hăn nuôi -Thú Y và 5 CTV Thú Y.
- Giới tính: 33 nam, 25 nữ.
- Tổ chức đại diện: ĐH Cần Thơ, ĐH Y Dược Cần Thơ, Trung tâm Y tế và Trạm thú Y quận Thốt Nốt.
Khoa đại diện: Khoa Y học Thú y và khoa Y tế Công cộng, TTYT quận Thốt Nốt, Trạm thú y quận Thốt Nốt.
4. Kết quả
- PGS. TS. Nguyễn Hữu Hưng, PGS. TS. Trần Ngọc Bích và Ths. Bs Lê Minh Hữu nhắc lại khái niệm Một sức khỏe, các năng lực cốt lõi về sức khoẻ như tư duy hệ thống, giá trị và đạo đức, văn hóa và niềm tin.
- Dược sĩ Trương Thị Ngọc giới thiệu về cơ cấu và hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Thốt Nốt, Bs Phạm Trí Hùng giới thiệu về một số bệnh thường xảy ra ở địa phương, các chương trình triển khai của TTYT trong việc giám sát và xử trí bệnh. Đồng thời, giới thiệu về kháng sinh, cách sử dụng kháng sinh và thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân tại địa phương
Tiếp theo, ông Trần Hiếu Liếu- Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trạm Chăn nuôi và Thú Y quận Thốt Nốt và giới thiệu về cách sử dung kháng sinh trong chăn nuôi và tình hình sử dụng kháng sinh của các hộ chăn nuôi trên địa bàn Thốt Nốt.
Thành viên của câu lạc bộ cùng với cán bộ và giảng viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm việc sử dụng kháng sinh và công tác hạn chế việc lạm dụng kháng sinh và phòng ngừa tình trạng kháng kháng sinh. Góp phần nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên bằng cách đưa ra vấn đề, thảo luận nhóm để đưa ra các giải pháp cho những vấn đề thực tế.
- Thành viên câu lạc bộ đã đến thăm các hộ chăn nuôi thuộc xã Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc và phỏng vấn chủ hộ chăn nuôi về việc xử trí khi vật nuôi bệnh và các sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Sử dụng bộ công cụ thu thập thông tin để phỏng vấn 120 người dân tại hộ gia đình về kiến thức, thái độ về việc hiểu về kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh đúng cách và 20 các chủ trang trại/kĩ sư tại trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Thực hiện tư vấn khoảng 100 hộ gia đình về cách sử dụng kháng sinh đúng cách.
Ngoài ra, sinh viên còn phỏng vấn người dân trên các địa bàn trên về xử trí ban đầu khi người nhà bị bệnh và hiểu biết của người dân về kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh.
- Bốn nhóm báo cáo về hoạt động sau chuyến đi thực địa, trao đổi giữa các nhóm và nhân viên của hai trường học, nhân viên của trạm thú y và nhân viên của trung tâm y tế. Sau đó được nêu đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh nhiễm bệnh góp phần cải thiện sức khoẻ của cộng đồng.
5. Phản ánh
- Khóa học đã kết thúc thành công với sự nhiệt tình của tất cả các thành viên. Khóa học đã giúp các thành viên hiểu biết về thêm một số năng lực cốt lõi về sức khoẻ như tư duy hệ thống, văn hóa và niềm tin, giá trị và đạo đức. Tuy nhiên, không có nhiều sinh viên tham gia vào thời gian này, vì lịch trình của các trường đại học và giữa các thành viên.
- Thành viên được cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
- Thành viên của câu lạc bộ cực kỳ thú vị khi đến thăm mô hình nuôi thủy sản và nghe các chủ trại chia sẻ những kinh nghiệm trong vệ sinh chuồng/ trại, xử trí các tình huống vật nuôi bị bệnh và cách sử dụng kháng sinh hợp lý. Hơn nữa, thông qua các cuộc phỏng vấn, sinh viên đã biết về kiến thức, thái độ và thực tiễn của người dân về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như trong việc sử dụng thuốc kháng sinh khi người thân/ cá nhân bị bệnh.
- Qua khóa học, các thành tăng khả năng làm việc theo nhóm, áp dụng tư duy, phân tích trong báo cáo để tìm ra mối liên hệ giữa các địa điểm thăm quan cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan thú y, y học và các phòng ban có liên quan.
6. Kế hoạch tiếp theo:
Trường Đại Học Cần Thơ và trường Đại Học Y Dược Cần Thơ tiếp tục tổ chức Khóa học một sức khỏe thông qua hoạt động thực địa cộng đồng với chủ đề “Nghiên cứu về bệnh ấu/sán chó”
Thời gian: tháng 2 năm 2019
Địa điểm: 4 phường thuộc quận Bình Thủy- TPCT