Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

HỘI NGHỊ NCKH NGÀNH THÚ Y NĂM 2024

 

- Thời gian: 24/08/2024

- Địa điểm: Trường Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

- Website Hội nghị và thể lệ nộp bài: Tại đây

- Link đăng ký tham dự: Tại đây 

- Thư ngỏ: Tại đây 

- Phí:

+ Tham dự: 500,000 VNĐ

+ Đăng báo: 1,000,000 VNĐ

Định hướng nghiên cứu

1. Nghiên cứu thực trạng dịch bệnh trên gia súc gia cầm và biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả tiến tới thanh toán các bệnh nguy hiểm trên vật nuôi ở ĐBSCL

Đây là vấn đề lớn của ngành chăn nuôi ở vùng ĐBSCL mà trách nhiệm của ngành Thú y, đặc biệt là của ĐHCT từng bước nghiên cứu giải quyết. Các hoạt động gồm có: điều tra dịch tễ; khảo sát đặc đặc điểm bệnh lý, sinh lý bệnh; xác định tác nhân chính gây bệnh và các yếu tố gây kế phát; thử nghiệm các qui trình phòng và trị bệnh với các loại vaccine, hóa chất và các sản phẩm sinh học; sản xuất vaccine và kháng huyết thanh điều trị bệnh; xây dựng kit chẩn đoán nhanh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong vùng, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng bản đồ dịch tễ; ứng dụng CNSH trong việc xác định các dòng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh biến chủng ở khu vực ĐBSCL.

2. Nghiên cứu sử dụng thuốc phòng và trị bệnh một cách hiệu quả, sự tồn lưu của thuốc trong sản phẩm động vật, sản xuất các thảo dược thay thế một phần kháng sinh trong điều trị bệnh động vật, nghiên cứu các chủng vi sinh vật gây bệnh đã đề kháng với thuốc kháng sinh

Lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh, gây nên sự lờn thuốc cùng với tồn dư thuốc kháng sinh trong sản phẩm động vật là một vấn đề lớn hiện nay rất cần được nghiên cứu làm rõ để có biện pháp kiểm soát, tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Các hoạt động bao gồm: thử nghiệm, phân tích, đánh giá chọn lọc nhưng thảo dược có tiềm năng, phân tích, ly trích, thử nghiệm và sản xuất đại trà. Xác định điểm đột biến trên các chủng vi sinh vật gây bệnh, các chủng đã đề kháng với kháng sinh và phân tích mức độ nguy hiểm của các chủng này đối với gia súc, gia cầm.

3. Khảo sát các yếu tố môi trường tác động đến năng suất chăn nuôi và phát sinh dịch bệnh, nghiên cứu xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hiệu quả bảo vệ môi trường

Chăn nuôi là một trong số các nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường gây tác động xấu lại cho chính vật nuôi và đặc biệt là môi trường sông của cộng đồng dân cư. Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi dưới nhiều hình thức có vai trò quan trọng cho việc bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Các hoạt động bao gồm: phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng và giới hạn cho phép của từng yếu tố qua thử nghiệm, thử nghiệm các biện pháp xử lý, đưa ra ứng dụng trong thực tiển, đánh giá hiệu quả.

4. Nghiên cứu độc chất ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, những yếu tố hóa sinh từ sản phẩm động vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Các độc chất từ thức ăn, nước uống, môi trường nuôi, các chất bảo quản…làm cho sản phẩm động vật không an toàn cho người tiêu dùng. Nghiên cứu và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

5. Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, tạo giống gia súc gia cầm có khả năng kháng bệnh, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi

Xác định và phân tích ảnh hưởng của các vị trí đột biến trên những gen có liên quan đến sức kháng bệnh của vật nuôi, tiến hành chọn lọc và lai tạo ra các dòng gia súc, gia cầm có khả năng kháng bệnh. Sử dụng các DNA chip trong việc xác định các gen kháng bệnh.

KHOA THÚ Y

Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Trần Ngọc Bích, Trưởng Khoa; Email: tnbich@ctu.edu.vn; Mobile: 0972100857

 BỆNH XÁ THÚ Y

 Trần Thị Thảo; ttthao@ctu.edu.vn; Phone: 0292.3730362; Mobile: 0987774878