Trường Nông nghiệp
 

KHOA BẢO VỆ THỰC VẬT

 

 

 

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Tuyển sinh Đại học ngành Bảo vệ thực vật 2025
Thông tin Tuyển dụng
Tiếp đón trường ĐH Davao, Philippine
Hội thảo chuyên đề Tuyến trùng
Hội nghị International Conference on BioProtection on Sustainable Agriculture
Nhân sự bộ môn Bảo vệ Thực vật
Ban chấp hành khối ngành Bảo vệ Thực vật (2024 - 2025)
International Conference of Climate-Smart and Resilient Agriculture for Sustainable Development
Tập huấn với tổ chức CABI
ACP - International Scientist School
Hội thảo quốc tế "Nông nghiệp hữu cơ - Sản xuất bền vững (ISOP) 2025
Các chương trình học bổng dành cho sinh viên

 GIỚI THIỆU

Bộ môn được thành lập từ năm 1968 với tên gọi Bộ môn Sinh Nông, sau đó đổi thành Bộ môn Kỹ thuật Cây trồng. Đến năm 1988, 3 bộ môn Sinh lý thực vật, Di truyền – Chọn giống, Kỹ thuật Cây trồng cùng Trại thực nghiệm giống Cây trồng và Trại nghiên cứu và phát triển Cây ăn trái Phước Sang được sáp nhập để thành lập bộ môn Khoa học Cây trồng. Đến năm 2005, Bộ môn được chia tách ra, cơ cấu lại nhân sự và giữ nguyên tên là Bộ môn Khoa học Cây trồng đến nay. Hiện nay, Bộ môn có 01 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ và 07 Thạc sĩ (đang học Nghiên cứu sinh: 4 ở trong nước) và 02 Kỹ sư.

CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Bộ môn quản lý chuyên ngành đào tạo Khoa học Cây Trồng cho Đại học và Cao học và Trồng trọt cho Nghiên cứu sinh; giảng dạy các môn cơ sở và chuyên ngành cho sinh viên đại học, sau đại học tại trường và các đơn vị liên kết đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các môn học chuyên ngành chính đang được Bộ môn phụ trách giảng dạy gồm có:

- Cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày (cây dừa, cây ca cao, cây điều, cây tiêu),

- Cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía, mè, đậu phộng và cây mè),  

- Cây rau (họ cà, họ cải, họ bầu bí, họ khoai củ và họ đậu),

- Cây màu (Khoai lang, bắp, khoai mì),

 - Cây lúa,

- Nấm ăn (nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm mèo,…),

- Bảo quản sau thu hoạch, dinh dưỡng cây trồng, xử lý ra hoa, GAP, rau sạch, hệ thống canh tác,…

 Ngoài công tác giảng dạy, bộ môn còn tham gia các hoạt động:

- Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật tại các địa phương về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, nấm ăn.

- Tư vấn, đào tạo nghề cho nông dân về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, nấm ăn.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, doanh nghiệp,…

- Tham gia và tổ chức các chương trình khuyến nông, sinh hoạt học thuật, hội nghị khoa học…

 - Tham gia các chương trình truyền thanh truyền hình: Nhịp cầu nhà nông, Đồng hành và chia sẻ, Hành trình cây lúa khỏe…

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đào tạo: nhiều kỹ sư, trên 400 thạc sĩ (đã tốt nghiệp khoảng 350) và 43 nghiên cứu sinh (đã tốt nghiệp 12).

- Bộ môn đã cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương pháp tích cực là đặt vấn đề và tình huống (PBL và POL)

- Giáo trình: Dinh dưỡng cây trồng, Cây công nghiệp ngắn ngày, Cây công nghiệp dài ngày, Xử lý ra hoa cây ăn trái, Kỹ thuật sản xuất rau sạch, Cây ăn trái, Hệ thống canh tác, Phương pháp nghiên cứu khoa học, các sách chuyên đề (Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long (Tập 1), Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long (Tập 2), Cây Ngò rí Cây đậu Phộng, Kỹ thuật trồng đu đủ, Xử lý ra hoa xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu)

Nghiên cứu khoa học (có hơn 150 đề tài nghiên cứu trong nước và ngoài nước):

- Những giải pháp tiết kiệm dinh dưỡng, tiết kiệm nước tưới, hạn chế đỗ ngã, hạn chế ngộ độc hữu cơ và trở ngại về đất,… trong sản xuất lúa.

- Nghiên cứu kỹ thuật canh tác nhằm cải thiện năng suất cây trồng ở ĐBSCL.

- Nghiên cứu sử dụng hóa chất xử lí ra hoa trên cây ăn trái (xoài, nhãn, chôm chôm, cam quýt, chanh,…)

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn, sản xuất theo hướng GAP.

- Nghiên cứu bảo quản sau thu hoạch rau, củ, quả và hoa,…

- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật phân lập và trồng một số loại nấm ăn quen thuộc (nấm rơm, nấm bào ngư,…).

- Nghiên cứu tính trạng không hạt trên nhóm cây có múi,…

- Sưu tập và khảo nghiệm các giống cây ăn trái, cây rau, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày

HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm Bộ môn thực hiện các phân tích về:

- Dinh dưỡng: các chỉ tiêu dinh dưỡng khoáng cây trồng như Đạm, Lân, Kali, các nguyên tố vi lượng và chất hữu cơ.

- Phẩm chất nông sản: các chỉ tiêu đường tổng số, tổng số acid hòa tan, tổng chất rắn hòa tan…Các chỉ tiêu hình thái cây trồng.

- Các chỉ tiêu hình thái cây trồng.

 

Hoạt động sinh viên

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Giải bóng đá gây quỹ từ thiện.
Tham gia hội thao Khoa Nông nghiệp.
Tham gia Hội thao Trường ĐHCT.
Chào đón Tân sinh viên K46 và Học viên cao học K27.
Chào đón Tân sinh viên K46 và Học viên cao học K27.
Chào đón Tân sinh viên K46 và Học viên cao học K27.
Hội thi Trang trí bánh dân gian do Khoa NN tổ chức.
Chương trình Trung thu yêu thương.
Chương trình Trung thu yêu thương.

Số lượt truy cập

38302647
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
46787
537712
1095478
2025-07-12

Các đơn vị liên kết

        Viện lúa ĐBSCL

 

Khoa Bảo vệ Thực Vật

Địa chỉ: Tầng 1, Dãy C, Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.Khu 2 Trường Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, Phường Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Điện thoại: 02923 872 064               Facebook

 

Department of Plant Protection 

Address: 1st Floor, Block C building, College of Agriculture, Can Tho University. Campus 2, 3/2 Street, Ninh Kieu Ward, Can Tho City

Phone: (+84) 02923 872 064         Facebook