Trường Nông nghiệp
 

KHOA BẢO VỆ THỰC VẬT

Giới thiệu
 Bộ môn Bảo vệ thực vật
 Hoạt động nghiên cứu
 Hợp tác phát triển
 Công trình nghiên cứu khoa học
 Cơ cấu tổ chức
 Thông tin nhân sự

 

Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật được thành lập từ năm 1968, thuộc Khoa Trồng Trọt, Viện Đại học Cần Thơ, và hiện nay thuộc Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Nơi làm việc của bộ môn thuộc toà nhà C (phòng C101 - C110) và khu vực nhà lưới của Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Bộ môn có 3 tổ chuyên ngành (Côn trùng Nông nghiệp, Bệnh lý Thực vật và Phòng Trừ Sinh Học), 3 phòng thí nghiệm (Côn trùng, Bệnh lý Thực vật, Phòng trừ sinh học), nhà lưới thí nghiệm và nhà nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm sinh học.

Nhiệm vụ của bộ môn Bảo vệ Thực vật là giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật.

Đào tạo

- Chuyên ngành đào tạo: 

  + Hệ chính quy: Kỹ sư chuyên ngành Bảo vệ thực vật (Bậc đại học), Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật (Bậc sau đại học).

  + Hệ liên thông, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo và đào tạo từ xa: Kỹ sư chuyên ngành Bảo vệ thực vật (Bậc đại học)

 - Đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên của bộ môn Bảo vệ thực vật có trình độ chuyên môn cao và kiến thức sâu rộng, gồm: 4 Phó Giáo sư, 4 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ, 4 Kỹ Sư và 2 Kỹ thuật viên, trong đó, có những cán bộ hiện đã và đang là nghiên cứu viên và học tập  của các trường đại học trong nước và quốc tế (Pháp, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Đan Mach, Phillippine, Úc, Thái Lan, Mỹ, New Zealand)

Nghiên cứu khoa học

      Hợp tác quốc tế

- Mô hình IPM trên lúa (FAO, 1988 – 1990). 

- Mô hình hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu vào giai đoạn đầu của lúa (IRRI, 1990 – 1992).

- Tuyến trùng gây hại trên lúa (IRRI, 1991 – 1995).

- IPM trên cây ăn trái (Bỉ, 1997 – 2001) - JICA và JIRCAS (Nhật, 2001 – 2003).

- Đa dạng sinh học (IRRI, 1998 – 2001).

- Kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (SAR) trên cây trồng (Đan Mạch, 1998 – 2006). 

- Tăng cường khả năng chẩn đoán bệnh (Anh, 2001 – 2003).

- Tuyến trùng gây hại trên hoa kiểng (Thụy Điển, 2005 – 2006).

- Phòng trừ sinh học dịch hại cây trồng (Nhật, 2006 – 2008).

- Tuyến trùng gây hại trên cây tiêu và biện pháp phòng trị (Thụy Điển, 2009).

- Quản lý dinh dưỡng và bệnh hại tổng hợp trong vùng thâm canh lúa ở Việt Nam (Đan Mạch, 2007 – 2010).

      Hợp tác địa phương

- Điều tra, chọn lọc và đánh giá khả năng đối kháng của các dòng nấm Trichoderma đối với nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ trên cam quít (Vĩnh Long, 2001 - 2003; Tiền Giang, 2003 - 2005; Cần Thơ, 2003 - 2006).

- Mô hình sản xuất rau an toàn (Cần Thơ, 2003 - 2005).

- Điều tra, chọn lọc và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma đối với bệnh thối rễ (do nấm Fusarium spp.) và thối nõn (do nấm phytophthora sp.) trên cây khóm (Hậu Giang, 2003 - 2007).

- Ứng dụng chế phẩm sinh học từ nấm có ích để phòng trừ sâu ăn lá, bọ cánh cứng (sùng đất) hại rễ cây trồng cạn cho vùng đất giồng cát (Trà Vinh, 2006 - 2008).

- Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh hại trên hoa kiểng (Đồng Tháp, 2007 – 2009).

- Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học từ nguyên sinh động vật (protozoa) để phòng trừ nhóm sâu hại rau màu (sâu ăn tạp, sâu xanh...) cho vùng rau an toàn (Cần Thơ, 2009 - 2010).

Chuyển giao khoa học kỹ thuật:

 Phát thanh truyền hình: Nhịp cầu nhà nông phát trên đài CVTV, chương trình khuyến nông trên một số đài khu vực ĐBSCL, chương trình quốc gia về sử dụng an toàn nông dược, …

 Lớp tập huấn ngắn hạn: Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật & nông dân các tỉnh ĐBSCL.

 Tài liệu: sách, tài liệu bướm, tài liệu khoa học & CD Rom.

Trưởng bộ môn Bảo Vệ Thực Vật qua các thời kỳ

           Gs.Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc

           PGs. Phạm Văn Kim

           PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy

           PGs.Ts. Trần Văn Hai

           PGs.Ts. Lê Văn Vàng

               PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Nga

 Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp qua các thời kỳ

 PGs. Phạm Văn Kim (Phó Trưởng Khoa)

 Gs.Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc (Phó Trưởng Khoa)

 PGs.Ts. Lê Văn Vàng (Trưởng Khoa)

 

 

Khoa Bảo vệ Thực Vật

Địa chỉ: Dãy C (Phòng C101 - C110) - Trường Nông nghiệp

Khu 2 Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Điện thoại: 02923 872 064