Trường Nông nghiệp
 

KHOA BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Khóa học: International Scientist School :"Agroecological Crop Protection (ACP)"  được diễn ra từ ngày 11 - 16/03/2018 với sự tham gia của hơn 30 học viên (chính thức) là các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu, giảng dạy tại các quốc gia như Pháp, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam.

Khóa học tổ chức với mục tiêu ghi nhận các ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học trên thế giới, qua đó cùng nhau nghiên cứu và thảo luận về việc ứng dụng Công nghệ sinh thái trong bảo vệ cây trồng.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh (Không có phiên dịch).

Các báo cáo chính thức sẽ bắt đầu vào lúc 8g ngày 12/03/2018, tại hội trường B007.

Kính mời mọi người đến tham dự.

THÔNG TIN ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT

Bộ môn BVTV xin trân trọng gửi đến các bạn học viên Cao học đang tìm đề tài để làm luận văn Tốt nghiệp một số hướng nghiên cứu của các Thầy, Cô đang công tác tại trường ĐHCT cũng như các Viện trường ở khu vực ĐBSCL đang cần Học viên hỗ trợ thực hiện.

1. Đề tài của TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc - Viện cây ăn quả miền Nam (SOFRI) - Số lượng: 4 học viên


Đề tài sẽ do cô 
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trúc trực tiếp hướng dẫn. (Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga, Bộ môn BVTV sẽ là người hướng dẫn phụ).

Các đề tài này đều đã có nguồn kinh phí để thực hiện, Học viên nhận đề tài chỉ cần lo chi phí ăn uống, đi lại.

 

 Các hướng nghiên cứu chính:

1. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của nấm nội sinh vùng rễ (AMF) đến khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt (bệnh hại, hạn, mặn...) trên cây vú sửa, tỉnh Tiền Giang.

2. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của nấm nội sinh vùng rễ (AMF) đến khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt (bệnh hại, hạn, mặn...) trên cây chôm chôm, tỉnh Tiền Giang.

3. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của nấm nội sinh vùng rễ (AMF) đến khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt (bệnh hại, hạn, mặn...) trên cây sầu riêng, tỉnh Tiền Giang.

4. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của nấm nội sinh vùng rễ (AMF) đến khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt (bệnh hại, hạn, mặn...) trên cây có múi, tỉnh Tiền Giang.

Để biết thêm chi tiết, mong mọi người hãy gửi mail về địa chỉ nttnga@ctu.edu.vn 

2. Đề tài nghiên cứu của TS Đỗ Tấn Khang và TS Nguyễn Văn Ây (Bộ môn Sinh lý – Sinh hóa) - Số lượng: 2 học viên

1. Khảo sát hoạt tính kháng cỏ lồng vực của dịch trích cây mai dương (Mimosa pigra).

2. Khảo sát hoạt tính kháng cỏ mác của dịch trích cây mai dương (Mimosa pigra).

Cán bộ hướng dẫn: 

1. TS. Đỗ Tấn Khang

2. TS. Nguyễn Văn Ây 

  (Thông tin liên hệ số ĐT: 0919613001; E.mail: nvay@ctu.edu.vn)

- Điều kiện: Học viên cao học ngành Bảo vệ thực vật

- Nguồn kinh phí nghiên cứu: Cán bộ hướng dẫn sẽ hỗ trợ

 

 

Số lượt truy cập

20712525
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
6769
81409
633561
2024-11-21

Khoa Bảo vệ Thực Vật

Địa chỉ: Dãy C (Phòng C101 - C110) - Trường Nông nghiệp

Khu 2 Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Điện thoại: 02923 872 064