Trường Nông nghiệp
 

KHOA BẢO VỆ THỰC VẬT

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
International Scientist School - Agroecology Crop Protection (ACP) năm 2018.
Nhân sự bộ môn Bảo vệ Thực vật.
Học bổng ngắn hạn tại Nhật Bản năm 2022
Hội Thảo Cỏ dại tại Thái Lan vào tháng 12/2022
Thông tin tuyển sinh Ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2022
Lễ trao Học Bổng Hasfarm
Hoạt động học tập ngành Bảo vệ Thực Vật
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Bảo vệ Thực Vật

 GIỚI THIỆU

Bộ môn được thành lập từ năm 1968 với tên gọi Bộ môn Sinh Nông, sau đó đổi thành Bộ môn Kỹ thuật Cây trồng. Đến năm 1988, 3 bộ môn Sinh lý thực vật, Di truyền – Chọn giống, Kỹ thuật Cây trồng cùng Trại thực nghiệm giống Cây trồng và Trại nghiên cứu và phát triển Cây ăn trái Phước Sang được sáp nhập để thành lập bộ môn Khoa học Cây trồng. Đến năm 2005, Bộ môn được chia tách ra, cơ cấu lại nhân sự và giữ nguyên tên là Bộ môn Khoa học Cây trồng đến nay. Hiện nay, Bộ môn có 01 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 02 Tiến sĩ và 07 Thạc sĩ (đang học Nghiên cứu sinh: 4 ở trong nước) và 02 Kỹ sư.

CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Bộ môn quản lý chuyên ngành đào tạo Khoa học Cây Trồng cho Đại học và Cao học và Trồng trọt cho Nghiên cứu sinh; giảng dạy các môn cơ sở và chuyên ngành cho sinh viên đại học, sau đại học tại trường và các đơn vị liên kết đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các môn học chuyên ngành chính đang được Bộ môn phụ trách giảng dạy gồm có:

- Cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày (cây dừa, cây ca cao, cây điều, cây tiêu),

- Cây công nghiệp ngắn ngày (cây mía, mè, đậu phộng và cây mè),  

- Cây rau (họ cà, họ cải, họ bầu bí, họ khoai củ và họ đậu),

- Cây màu (Khoai lang, bắp, khoai mì),

 - Cây lúa,

- Nấm ăn (nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm mèo,…),

- Bảo quản sau thu hoạch, dinh dưỡng cây trồng, xử lý ra hoa, GAP, rau sạch, hệ thống canh tác,…

 Ngoài công tác giảng dạy, bộ môn còn tham gia các hoạt động:

- Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật tại các địa phương về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, nấm ăn.

- Tư vấn, đào tạo nghề cho nông dân về kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, nấm ăn.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân, doanh nghiệp,…

- Tham gia và tổ chức các chương trình khuyến nông, sinh hoạt học thuật, hội nghị khoa học…

 - Tham gia các chương trình truyền thanh truyền hình: Nhịp cầu nhà nông, Đồng hành và chia sẻ, Hành trình cây lúa khỏe…

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đào tạo: nhiều kỹ sư, trên 400 thạc sĩ (đã tốt nghiệp khoảng 350) và 43 nghiên cứu sinh (đã tốt nghiệp 12).

- Bộ môn đã cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương pháp tích cực là đặt vấn đề và tình huống (PBL và POL)

- Giáo trình: Dinh dưỡng cây trồng, Cây công nghiệp ngắn ngày, Cây công nghiệp dài ngày, Xử lý ra hoa cây ăn trái, Kỹ thuật sản xuất rau sạch, Cây ăn trái, Hệ thống canh tác, Phương pháp nghiên cứu khoa học, các sách chuyên đề (Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long (Tập 1), Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long (Tập 2), Cây Ngò rí Cây đậu Phộng, Kỹ thuật trồng đu đủ, Xử lý ra hoa xoài cát Hòa Lộc và Cát Chu)

Nghiên cứu khoa học (có hơn 150 đề tài nghiên cứu trong nước và ngoài nước):

- Những giải pháp tiết kiệm dinh dưỡng, tiết kiệm nước tưới, hạn chế đỗ ngã, hạn chế ngộ độc hữu cơ và trở ngại về đất,… trong sản xuất lúa.

- Nghiên cứu kỹ thuật canh tác nhằm cải thiện năng suất cây trồng ở ĐBSCL.

- Nghiên cứu sử dụng hóa chất xử lí ra hoa trên cây ăn trái (xoài, nhãn, chôm chôm, cam quýt, chanh,…)

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn, sản xuất theo hướng GAP.

- Nghiên cứu bảo quản sau thu hoạch rau, củ, quả và hoa,…

- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật phân lập và trồng một số loại nấm ăn quen thuộc (nấm rơm, nấm bào ngư,…).

- Nghiên cứu tính trạng không hạt trên nhóm cây có múi,…

- Sưu tập và khảo nghiệm các giống cây ăn trái, cây rau, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày

HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm Bộ môn thực hiện các phân tích về:

- Dinh dưỡng: các chỉ tiêu dinh dưỡng khoáng cây trồng như Đạm, Lân, Kali, các nguyên tố vi lượng và chất hữu cơ.

- Phẩm chất nông sản: các chỉ tiêu đường tổng số, tổng số acid hòa tan, tổng chất rắn hòa tan…Các chỉ tiêu hình thái cây trồng.

- Các chỉ tiêu hình thái cây trồng.

 

 

 

Số lượt truy cập

15269696
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
1058
80038
524562
2024-03-29

Khoa Bảo vệ Thực Vật

Địa chỉ: Dãy C (Phòng C101 - C110) - Trường Nông nghiệp

Khu 2 Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Điện thoại: 02923 872 064