Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Trịnh Thị Xuân, Khóa: 2013
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật ; Mã số: 9620112. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hai - Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 14 giờ 00, thứ bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018.
Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ
- Tóm tắt nội dung luận án
Đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017 đạt được kết quả sau:
Kết quả thu thập, phân lập và định danh được 43 chủng SpltNPV (Spodoptera litura nucleopolyhedrovirus) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và 20 chủng virus SeNPV (Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus) trên sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) tại ĐBSCL dựa trên các đặc điểm gây bệnh, hình thái thể vùi và sinh học phân tử (PCR và giải trình tự gen). Kết quả giải trình tự gen cho thấy các chủng virus SpltNPV và SeNPV thu thập được có tỷ lệ tương đồng với virus SpltNPV và SeNPV trên ngân hàng GenBank dao động từ 95-97%.
Đánh giá hiệu lực của 43 chủng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp và 20 chủng SeNPV trên sâu xanh da láng trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy đã tuyển chọn được 9 virus SpltNPV là SpltNPV-VL2, SpltNPV-TG1, SpltNPV-TV1, SpltNPV-AG1, SpltNPV-CT4, SpltNPV-ĐT8, SpltNPV-HG7, SpltNPV-LA2 và SpltNPV-ST1 và 4 chủng SeNPV là SeNPV-VL5, SeNPV-CT3, SeNPV-ĐT2 và SeNPV-AG1 có hiệu lực gây chết sâu cao đạt 82-100% sau 7 ngày xử lý.
Kết quả xác định chất phụ gia trong quy trình sản xuất chế phẩm virus NPV cho thấy acid boric nồng độ 1% khi phối trộn với virus NPV có hiệu quả cao đạt 92,3 – 100 % sau 7 ngày lây nhiễm. Thời gian tồn trữ của chế phẩm virus NPV giảm dần theo thời gian, trong đó chế phẩm virus NPV dạng khô sau 1, 3, 5, 8 và 12 tháng sản xuất cho hiệu quả giảm lần lượt là 89,9; 89,0; 74,6; 66,8 và 49,8% (sâu ăn tạp) và 93,5, 90,2; 77,1; 56,9 và 51,9% (sâu xanh da láng).
Trong điều kiện nhà lưới hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV, SeNPVở dạng khô liều lượng 1.000 g/ha cho hiệu lực trừ sâu ăn tạp là 82,2% sau 12 ngày xử lý và đối với sâu xanh da láng đạt 88,5% sau 9 ngày xử lý.
Kết quả ngoài đồng của chế phẩm SpltNPV tại huyện Châu Thành và Phụng Hiệp (Hậu Giang), chế phẩm SeNPV tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bình Tân (vĩnh Long) với dạng khô, liều lượng 1.000g/ha cho thấy biện pháp sử dụng chế phẩm virus SpltNPV phun từ 2-3 lần (cải làm dưa, cải bắp) cho hiệu quả cao tương đương với thuốc hóa học, đạt 83,8-94,7% và phun chế phẩm SeNPV 3-5 lần (hành tím, hành lá) sẽ làm giảm tỷ lệ lá thiệt hại của hành tím và hành lá so với đối chứng không phun.
Chi tiết: https://gs.ctu.edu.vn/luan-an/lich-bao-ve-luan-an-tien-si-cap-truong