Tên đề tài: “Xác định cấu trúc hoá học, tổng hợp và ứng dụng pheromone giới tính để quản lý một số loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Châu Nguyễn Quốc Khánh, Khóa: 2011
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật; Mã số: 9620112. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Vàng - Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 13 giờ 30, thứ bảy ngày 13 tháng 10 năm 2018.
Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis virus (NPV) trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hubn.) tại Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tác giả: Trịnh Thị Xuân, Khóa: 2013
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật ; Mã số: 9620112. Nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hai - Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian bảo vệ: 14 giờ 00, thứ bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018.
Địa điểm bảo vệ: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ (Phòng họp 3, lầu 2, Nhà điều hành), Khu II – Trường Đại học Cần Thơ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Thông tin chung |
Tổ hợp xét tuyển |
Tên ngành: Bảo vệ Thực vật Mã ngành: 7620112 Thời gian đào tạo: 4,5 năm Tổng số tín chỉ toàn khoá: 150 Danh hiệu cấp bằng: Kỹ sư Bảo vệ thực vật
|
1. Toán – Hóa - Sinh (B00), 2. Toán- Sinh học - Tiếng Anh (B08) 3. Toán – Hoá - Tiếng Anh (D07).
Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT (TB 3 môn ≥ 20 điểm) |
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Bảo vệ Thực vật.
- Có lòng yêu nước, có ý chí lập thân lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tốt và tác phong sinh hoạt văn minh.
- Đào tạo luôn gắn liền với thực tế sản xuất và mang tính hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (WTO) nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức căn bản về nông nghiệp, chuyên môn sâu và vững vàng về Bảo vệ Thực vật, có khả năng giao tiếp tốt, hiểu biết về thị trường và phát triển cộng đồng. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỷ năng chẩn đoán đúng dịch hại cây trồng, có khả năng tự học suốt đời, hiểu rõ và biết tận dụng kiến thức và ứng dụng biện pháp tổng hợp quản lý dịch hại đạt hiệu quả cao, bền vững và an toàn sinh thái.
Cơ hội nghề nghiệp
Các cơ quan quản lý ngành các cấp như Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trạm Bảo vệ Thực vật, các công ty, nông trường, trại sản xuất giống cây trồng, kiểm dịch thực vật, các hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp,...
Cơ hội học các chuyên ngành khác hoặc tiếp sau đại học
Sau khi tốt nghiệp Đại học, các sinh viên có thể tiếp tục theo học bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Bảo vệ Thực vật.
Chương trình đào tạo Ngành Bảo vệ Thực vật (Tra cứu trực tuyến) (Pdf)