2. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học
Bộ môn thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu hợp tác với các trường đại học nước ngoài và các tổ chức quốc tế:
- Hợp tác với Đại học Wageningen trong nghiên cứu về đất phèn (Chương trình VH10)
- Chương trình SAREC nghiên cứu và sử dụng hiệu quả đất phèn ở ĐBSCL, hợp tác với Thụy Điển
- Hợp tác với Đại học K.U. Leuven và Gent – Bỉ (VLIR R3) nghiên cứu về động thái dinh dưỡng và cải tạo các nhóm đất có vấn đề, cải thiện năng suất lúa canh tác ba vụ và động thái chất dinh dưỡng đạm, lân trong đất đáy ao nuôi Artemia (NAFOSTED / FWO).
- Chương trình SANSED hợp tác với Đại học Bonn về Quản lý tuần hoàn dinh dưỡng, sản xuất phân compost và phát thải khí nhà kính trong đất lúa và đất vườn trồng cây ăn trái
- Chương trình Lục Bình với Luxemburg về ủ phân hữu cơ và nuôi trùn từ lục bình và hợp tác với JIRCAS về sử dụng rơm rạ làm phân hữu cơ cho lúa.
- Chương trình Bảo tồn đất than bùn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, hợp tác với ba nước Châu Âu (ASIA link).
- Hợp tác với trường Đại học Helsinski – Phần Lan nghiên cứu về đất than bùn trên vùng đất phèn.
- Hợp tác với Trường Đại học UC Davis – Mỹ nghiên cứu về mô hình sản xuất rau sạch.
- Chương trình Danina hợp tác với Đan Mạch nghiên cứu về các biện pháp canh tác lúa giảm khí thải nhà kính.
- Hợp tác với Đại học Uppsala – Thụy Điển nghiên cứu phát triển cây gấc trên đất bạc màu.
- Hợp tác với tổ chức ACIAR – Úc và Viện lúa quốc tế nghiên cứu về hệ thống canh tác trên nền đất lúa trong các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu.
- Hợp tác với Đại học Rutgers – Mỹ và Đại học K.U. Leuven – Bỉ nghiên cứu về sử dụng các biện pháp sinh học để phân hủy thuốc trừ sâu và Dioxins trong đất và nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khác.
3. Những định hướng cho nghiên cứu khoa học trong thời gian sắp tới:
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã có tác động đến sản xuất nông nghiệp của vùng. Một trong những tác động có thể ghi nhận rõ nhất là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng và kéo dài. Ở các tỉnh ven biển của ĐBSCL, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội đồng và diện tích đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn ngày càng tăng cao. Trong những năm tiếp theo, dự báo khô hạn sẽ đến sớm hơn kết hợp với nguồn nước sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt sẽ dẫn đến sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng. Bên cạnh đó, việc thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng các khu dịch vụ, công nghiệp đã gây ra ô nhiễm cho một số vùng sản xuất nông nghiệp liên quan đến tích lũy thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong đất. Do đó, nghiên cứu khoa học của Bộ môn sẽ tập trung vào các định hướng ưu tiêu sau đây:
- Nghiên cứu các tiến trình hóa, lý, sinh học đất và chu trình dinh dưỡng trong đất trong các điều kiện ngập lũ và xâm nhập mặn gây ra do biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng.
- Nghiên cứu các tiến trình sinh học giúp cải thiện đất ô nhiễm và nâng cao độ phì nhiêu đất. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm và cải tạo độ phì nhiêu đất.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác và quản lý đất phù hợp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bền vững và thích ứng với các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu.
- Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GlobalGAP và nông nghiệp hữu cơ.
- << Trang trước
- Trang sau