1. Những thành tựu đã đạt được trong Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ

1.1. Nghiên cứu khoa học

Gần bốn thập niên qua, Bộ môn Khoa học Đất đã có những đóng góp quan trọng trong đào tạo cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu về nghiên cứu sử dụng đất và sử dụng phân bón. Bên cạnh đảm nhiệm công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học là hoạt động quan trọng của Bộ môn. Các lĩnh vực nghiên cứu của Bộ môn gắn liền với thực tế sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Bộ môn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng đất phèn ở ĐBSCL, đồng thời có những nghiên cứu cơ bản về các nhóm đất có vấn đề ở ĐBSCL và đề xuất các biện pháp cải tạo, sử dụng đất phù hợp.

Các kết quả nghiên cứu nổi bật của Bộ môn Khoa học Đất có thể ghi nhận ở các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực Phân bón và Phì nhiêu Đất

- Nghiên cứu đề xuất công thức phân bón tổng hợp N, P, K phù hợp cho lúa, bắp, mía và một số cây ăn trái ở các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL.

- Nghiên cứu các sản phẩm phân đạm cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm của cây lúa và một số cây trồng khác.

- Nghiên cứu các biện pháp cải tạo và sử dụng hiệu quả đất phèn và đất bạc màu (đất vườn cây ăn trái lên liếp lâu năm, đất mất tầng canh tác, đất trong khu vực bao đê, đất thâm canh lúa).

- Nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất.

- Xây dựng chế độ bón phân hợp lý và quản lý dinh dưỡng cho cây trồng theo vùng chuyên biệt, tập trung cho lúa, bắp lai và cây rau màu.

Lĩnh vực Hóa học Đất

- Nghiên cứu đặc tính đất than bùn và biện pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý đất than bùn ở vùng U Minh.

- Nghiên cứu đặc tính đất phèn; các biện pháp hoá học và sinh học nhằm cải tạo và sử dụng đất phèn.

- Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất, nước và các biện pháp hạn chế sự phóng thích kim loại nặng trong vùng đất phèn, ao nuôi thủy sản và nước giếng khoan.

- Nghiên cứu sử dụng thực vật thủy sinh trong cải thiện chất lượng nước ao nuôi thủy sản và nước có hàm lượng kim loại nặng cao.

- Nghiên cứu các đặc tính hoá học môi trường đất – nước ao nuôi thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi Artemia, luân canh tôm-lúa và nuôi tôm quảng canh giúp đánh giá các yếu tố bất lợi trong kỹ thuật nuôi và quản lý của hệ thống.

Lĩnh vực Vật lý Đất

- Nghiên cứu về sự suy thoái vật lý của các nhóm đất canh tác lúa và các loại cây trồng cạn.

- Nghiên cứu xây dựng chế độ nước tưới hữu hiệu cho các vùng đất khó khăn về nguồn nước tưới.

- Nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ trong cải thiện đặc tính vật lý đất.

Lĩnh vực Sinh học Đất

- Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật bản địa giúp phân hủy và hồi phục đất bị ô nhiễm các chất độc hại như dioxins, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng.

- Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật giúp phân hủy rác thải.

- Nghiên cứu phát triển các nhóm vi sinh vật cộng sinh có lợi cho cây trồng trên các vùng đất bị nhiễm mặn, đất phèn.

- Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ các nguồn chất thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nhằm tái sử dụng các dưỡng chất khoáng và hữu cơ bổ sung cho đất.

- Nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ vi sinh cải thiện chất lượng đất, năng suất cây trồng và kiểm soát bệnh hại.

Lĩnh vực nghiên cứu xây dựng các mô hình canh tác thích hợp giúp sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất

- Xây dựng các mô hình canh tác thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao cho các vùng đất bị nhiễm mặn, đất phèn, đất than bùn.

- Xây dựng vùng sản xuất đạt chứng nhận GlobalGAP cho mô hình sản xuất bắp rau tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang và huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ; hồ tiêu tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

1.2. Chuyển giao công nghệ

Các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng và quy trình sản xuất đều được Bộ môn chuyển giao cho địa phương hoặc công ty. Trong những năm gần đây, Bộ môn đã thực hiện các chương trình chuyển giao công nghệ gồm:

- Ứng dụng sản xuất phân bón N, P, K với tỷ lệ dưỡng chất phù hợp cho một số nhóm cây trồng chính ở các vùng sinh thái khác nhau của ĐBSCL.

- Qui trình sản xuất phân hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp như: bã bùn mía, bèo lục bình, mụn dừa.

- Qui trình sản xuất lúa, tiêu, bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

- Qui trình canh tác cây gấc trên đất bạc màu.

Các hoạt động nghiên cứu của Bộ môn được thực hiện thông qua sự hợp tác với các tỉnh và các dự án hợp tác quốc tế. Thông qua hội thảo, các khóa tập huấn và chương trình khuyến nông trên truyền hình, các kết quả nghiên cứu được khuyến cáo và đã được áp dụng vào thực tế.

Với các thành tích đã đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, vào năm 2004 Bộ môn đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng hai Huân chương Lao động hạng III cho Tập thể và Cá nhân.

Hoạt động nghiên cứu nổi bật

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Dự án Lúa-tôm tại Thới Bình, Cà Mau.
Hợp tác với công ty Murata cài đặt thiết bị đo mặn tự động tại Thạnh Phú, Bến Tre.
Thu mẫu đất trên ruộng thí nghiệm của chương trình VLIR tại Trà Ôn.
Dự án VLIR-SUSRICE: Các hệ thống canh tác cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa ở ĐBSCL 1.
Dự án VLIR-SUSRICE: Các hệ thống canh tác cải thiện chất lượng đất và năng suất lúa ở ĐBSCL (tt).

Thực tập thực tế sinh viên

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Hình ảnh bộ môn

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Tập thể cán bộ Bộ môn KHĐ nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập trường ĐHCT
Sinh viên KHĐ thực hành phân tích trong phòng thí nghiệm
Cán bộ Bộ môn trồng cây trong ngày môi trường thế giới
Cán bộ trẻ tham gia thi hát Quốc ca năm 2017
Tập huấn đo độ mặn trong đất với Giáo sư của ĐH Murdoch, Úc

KHOA KHOA HỌC ĐẤT - TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Địa chỉ liên hệ: Khu 2, Đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. ĐT: 0292.3872059; Email: nmphuong@ctu.edu.vn
Address:
Campus 2, 3/2 Street, Ninh Kieu District, Can Tho City. Tel: 0292.3872059; Email:  nmphuong@ctu.edu.vn
Copyright © 2022  Khoa Khoa học Đất. All rights reserved