Đề cương chi tiết học phần: Thâm Cứu Dinh dưỡng Cây Trồng Mã số NN714
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Thâm Cứu Dinh dưỡng Cây Trồng Mã số NN714
1.2. Trình độ: Thạc sĩ
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 30 (LT: 12; BT: 36)
1.4. Học phần tiên quyết: Không Mã số: Không
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa; Khoa/Viện: Bộ môn Khoa Học Cây Trồng; Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Bảo Vệ
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0906312889 Email: nbve@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần nầy giúp cho học viên xác định được những yếu tố có ảnh hưởng đến sự hấp thụ dưỡng chất của cây trồng và nhận rõ được mối quan hệ giữa dưỡng chất và môi trường. Nội dung gồm có: (a) Đánh giá nguồn dưỡng chất N cung cấp cho cây trồng: Nguồn N; Đánh giá nguồn đạm sinh học là chủ đạo; (b) Biến dưỡng N trong cây: Sự hấp thu N qua rễ: Trao đổi ion H+, OH-; Sự di chuyển của N đến lá; Các tiến trình biến dưỡng N trong cây; (c) Đánh giá yếu tố ảnh hưởng hấp thu dinh dưỡng qua rễ: Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua rễ; Các yếu tố ảnh hưởng; Biện pháp làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây; (d) Đánh giá yếu tố ảnh hưởng hấp thu dinh dưỡng qua lá: Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá; Các yếu tố ảnh hưởng; Biện pháp làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cây; (e) Đánh giá ảnh hưởng của cung cấp dinh dưỡng đến sự phát triển của côn trùng và bệnh: Cơ chế xâm nhập của nấm bệnh và côn trùng; Ảnh hưởng trực tiếp; Ảnh hưởng gián tiếp; Giải pháp; (f) Xây dựng chìa khóa nhận diện triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng: Mô tả triệu chứng thiếu dinh dưỡng của từng dưỡng chất; Xây dựng chìa khoá; Đánh giá khả năng áp dụng.
Đề cương chi tiết học phần: Thâm Cứu Sản Xuất Cây Ăn Trái Mã số NNC602
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Thâm Cứu Sản Xuất Cây Ăn Trái Mã số NNC602
1.2. Trình độ: Thạc sĩ
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 45 (LT: 15; BT: 30; TH30)
1.4. Học phần tiên quyết: Không Mã số: Không
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa; Khoa/Viện: Bộ môn Khoa Học Cây Trồng; Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Bảo Vệ
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0906312889 Email: nbve@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần giúp học viên nhận diện được nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hạn chế trong sản xuất cây trái. Nội dung gồm có: (a) GAP trong sản xuất cây ăn trái: Global GAP; Asean GAP; Viet GAP; (b) Yêu cầu chất lượng trái cây Việt Nam: Thực trạng về chất lượng; Hướng khắc phục hạn chế mẫu mã bên ngoài; Phẩm chất bên trong; (c) Yêu cầu về an toàn trong sản xuất trái cây: Thực trạng về an toàn của trái cây nước ta; An toàn cho người sản xuất; An toàn cho người tiêu dùng; An toàn cho môi trường; (d) Yêu cầu về số lượng trong sản xuất trái cây: Thực trạng về sản xuất cây ăn trái của Việt Nam; Hướng phát triển qui mô lớn; (e) Yêu cầu giá cả của mặt hàng trái cây: Nguyên nhân làm tăng giá thành trong sản xuất trái cây; Cải tiến qui trình sản xuất; Nhãn hiệu và thương hiệu trái cây; Trợ giá trong sản xuất.
Đề cương chi tiết học phần: Sinh Hoạt Học Thuật Mã số NN711
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Sinh Hoạt Học Thuật Mã số NN711
1.2. Trình độ: Thạc sĩ
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 30 (LT: 10; BT: 40)
1.4. Học phần tiên quyết: Không Mã số: Không
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa; Khoa/Viện: Bộ môn Khoa Học Cây Trồng; Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Bảo Vệ
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0906312889 Email: nbve@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Nội dung học phần gồm có phần lý thuyết về: (a) Cấu trúc bài báo cáo khoa học: Mở đầu; Phương tiện và phương pháp; Kết quả và thảo luận; Kết luận và đề nghị; (b) Hình thức bài báo cáo khoa học: Hình thức trình bày văn viết; Hình thức trình bày Bảng; Hình thức trình bày Hình; Hình thức tài liệu tham khảo; (c) Báo cáo trước đám đông: Chuẩn bị bài báo cáo; Cấu trúc chung bài báo cáo; Cách trình bày báo cáo; Trợ huấn cụ; (d) Chủ trì hội nghị khoa học: Cách chủ trì hội nghị; Điều khiển hội nghị; Những vấn đề cần lưu ý. Mỗi học viên lần lượt là báo cáo viên, chủ trì, phản biện, thư ký, khán giả…
Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất lúa. Mã số: NN727
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Thâm cứu sản xuất lúa (Advances in Rice production). Mã số: NN727
1.2. Trình độ: Thạc sĩ
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 20 tiết; BT: 05 tiết; TH: 05 tiết)
1.4. Học phần tiên quyết: Thâm cứu sinh lý thực vật (NN710), Thâm cứu dinh dưỡng cây trồng (NN714).
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học cây trồng; Khoa: Nông nghiệp & SHƯD
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Thành Hối
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0918822168. Email: nthhoi@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Lúa là cây trồng quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Môn học đi sâu nghiên cứu về cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Phân tích các yếu tố giới hạn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL để tìm hướng giải quyết, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân.
Đề cương chi tiết học phần: Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học Mã số: NN601
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
1.2. Trình độ: Cao học
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 30; BT: 0; TH:)
1.4. Học phần tiên quyết:…………….. Mã số:….
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học Cây trồng; Khoa: NN&SHƯD
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Lê Vĩnh Thúc
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0946077 797. Email: lvthuc@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần cung cấp thông tin cho học viên về các khái niệm và công cụ nghiên cứu khoa học để chuẩn bị cho một luận văn nghiên cứu. Hình thành một đề tài nghiên cứu, thiết kế và tiến hành thực hiện nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu. Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả thu được.
- 3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Học phần thuộc khối kiến thức chung sẽ giảng dạy cho học viên các nội dung về khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học. Cách viết một đề cương nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lý số liệu. Trình bày kết quả và thảo luận kết quả đạt được. Tư duy viết bài báo cáo khoa học.
4. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
4.1 Lý thyết
Chương |
Tiết (LT/BT/TH) |
Chương 1. Tư duy hình thành vấn đề nghiên cứu khoa học 1.1 Giới thiệu về nghiên cứu khoa học 1.2 Hình thành nên đề tài nghiên cứu khoa học 1.3 Tính khoa học và cần thiết thực hiện đề tài nghiên cứu 1.4 Xác định sự không trùng lắp, tính mới |
3/0/0 |
Chương 2. Thiết kế bố trí thí nghiệm 2.1 Cách thiết kế một thí nghiệm nghiên cứu 2.2 Diễn đạt ý tưởng nghiên cứu bằng hình ảnh 2.3 Bố trí thí nghiệm 2.4 Sử dụng phương pháp gì trong nghiên cứu |
3/0/0 |
Chương 3. Thu thập số liệu và thiết kế bảng số liệu 3.1 Thu thập số liệu định lượng 3.2 Thu thập số liệu định tính 3.3 Thiết kế bảng thu thập số liệu 3.4 Xử lý số liệu |
3/0/0 |
Chương 4. Hướng giải quyết số liệu thu được 4.1 Ý nghĩa của số liệu thu được 4.2 Mối quan hệ giữa các số liệu thu được 4.3 Tổng thể kết quả cần đạt được |
3/1/0 |
Chương 5. Cách trình bày kết quả đạt được 5.1 Trình bày hình ảnh 5.2 Trình bày bảng 5.3 Trình bày hình chụp |
3/1/0 |
Chương 6. Tập báo cáo khoa học 6.1 Yêu cầu tập báo cáo theo quy định 6.2 Lưu ý cách viết thành đoạn văn 6.3 Lưu ý sử dụng thì trong tập báo cáo 6.4 Logic giữa bài viết, số liệu thu được và cách trình bày nội dung cần thảo luận |
3/1/3 |
Chương 7. Báo cáo trước Hội đồng 1.1 Cách thiết kế bài báo cáo 1.2 Các kỹ năng báo cáo 1.3 Kỹ năng trả lời câu hỏi |
2/1/0 |
4.2 Thực hành
Mỗi học viên báo cáo đề cương nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của mình trước lớp (20 tiết)
5. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ
5.1. Phương pháp giảng dạy: Học phần được giảng dạy kết hợp gồm lý thuyết (30 tiết), trong quá trình học học viên sẽ làm bài tập và thuyết trình theo nhóm trước lớp.
5.2. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần: 10%; tập báo cáo đề cương 60% và báo cáo đề cương 30%.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA HỌC PHẦN
6.1 Geoffrey R. Marczyk, David DeMatteo, David Festinger. 2005. Essentials of Research Design and Methodology. John Wiley & Sons, Inc. 306 pages.
6.2 Vũ Cao Đàm. 2008. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo Dục.
6.3 Andrei Baltakmens. 2012. Effective Presentations for Teaching. http://www.uq.edu.au/teach/resources/beyond-bullets-web.pdf
6.4 Kothori C.R. 2004. Research methodology: Methods and techniques. New Age International (P) Ltd., Publishers
Ngày 20 tháng 6 năm 2017
Duyệt của đơn vị Người biên soạn
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/VIỆN
Lê Vĩnh Thúc
Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất cây trồng sạch Mã số: NNC606
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Thâm cứu sản xuất cây trồng sạch (Advances in Cleaner crop production). Mã số: NNC606
1.2. Trình độ: Thạc sĩ
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 20 tiết; BT: 10 tiết; TH: 00 tiết)
1.4. Học phần tiên quyết:
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học cây trồng; Khoa: Nông nghiệp & SHƯD
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Thành Hối
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0918822168. Email: nthhoi@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Sản xuất cây trồng sạch ngày càng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn. Học phần giới thiệu và thảo luận các nội dung liên quan đến sản xuất sạch hơn là Vai trò của cây trồng trong hệ thống nông nghiệp sạch, Giới thiệu về một số tiêu chuẩn của sản phẩm cây trồng sạch, Giới thiệu về một số hệ thống kỹ thuật sản xuất cây trồng sạch và Quản lý hệ thống sản xuất cây trồng sạch. Ngoài ra, có phân tích các yếu tố giới hạn trong sản xuất cây trồng sạch ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tìm hướng giải quyết để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho sản xuất cây trồng sạch hơn.