KHOA KHOA HỌC CÂY TRỒNG

 

Đồng Thuận - Tận Tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo

 

Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất lúa. Mã số: NN727

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                         ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

 


1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN

1.1. Tên học phần: Thâm cứu sản xuất lúa (Advances in Rice production). Mã số: NN727

1.2. Trình độ: Thạc sĩ

1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 20 tiết; BT: 05 tiết; TH: 05 tiết)

1.4. Học phần tiên quyết: Thâm cứu sinh lý thực vật (NN710), Thâm cứu dinh dưỡng cây trồng (NN714).

1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học cây trồng; Khoa: Nông nghiệp & SHƯD

1.6. Thông tin giảng viên:

Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Thành Hối

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0918822168. Email: nthhoi@ctu.edu.vn

 

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Lúa là cây trồng quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Môn học đi sâu nghiên cứu về cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Phân tích các yếu tố giới hạn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL để tìm hướng giải quyết, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân.

 

Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất lúa. Mã số: NN727

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                         ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

 


1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN

1.1. Tên học phần: Thâm cứu sản xuất lúa (Advances in Rice production). Mã số: NN727

1.2. Trình độ: Thạc sĩ

1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 20 tiết; BT: 05 tiết; TH: 05 tiết)

1.4. Học phần tiên quyết: Thâm cứu sinh lý thực vật (NN710), Thâm cứu dinh dưỡng cây trồng (NN714).

1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học cây trồng; Khoa: Nông nghiệp & SHƯD

1.6. Thông tin giảng viên:

Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Thành Hối

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0918822168. Email: nthhoi@ctu.edu.vn

 

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN

Lúa là cây trồng quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Môn học đi sâu nghiên cứu về cơ sở khoa học của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Phân tích các yếu tố giới hạn trong sản xuất lúa ở ĐBSCL để tìm hướng giải quyết, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân.

 

3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN

3.1. Giới thiệu tổng quát về học phần

Môn học sẽ trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về sinh trưởng phát triển, nhu cầu sinh lý, sinh thái của cây lúa làm cơ sở đi sâu nghiên cứu cải thiện năng suất, chất lượng lúa hàng hoá, giải quyết các vấn đề khó khăn trở ngại trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Các mục tiêu chính của học phần:

- Ôn lại khối kiến thức cơ bản về sinh lý, sinh thái, sinh trưởng và phát triển của cây lúa;

- Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất lúa;

- Thảo luận, phân tích các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa cho ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

3.2. Nội dung chi tiết học phần

I. Lý thuyết

Chương

Tiết (LT/TH/BT)

 1. Tổng quan về cây lúa

- Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

- Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam và ĐBSCL

- Tình hình xuất nhập khẩu lúa gạo.

4/0/0

 

 

 

2. Sinh trưởng và phát triển của cây lúa

- Các kiểu sinh trưởng cây lúa

- Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển củacây lúa

- Các hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL.

4/0/0

3. Cơ sở kỹ thuật tăng năng suất lúa

- Sự đóng góp của các thành phần năng suất lúa

- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

- Các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lúa.

5/0/0

4. Kỹ thuật canh tác lúa

- Kỹ thuật canh tác lúa truyền thống

- Kỹ thuật canh tác lúa mới.

7/0/0

II. Bài tập (Chuyên đề)

0/0/5

 

Một số gợi ý về chuyên đề:

  1. Sản xuất lúa trong bối cảnh Hội nhập?
  2. Vấn đề biến đổi khí hậu (mặn, hạn, ngập,…) và thâm canh lúa ở ĐBSCL?
  3. Đất trồng lúa ở ĐBSCL?
  4. Nước và vấn đề tưới nước tiết kiệm cho lúa?
  5. Vấn đề dinh dưỡng và phân bón cho lúa?
  6. Công tác giống lúa cho ĐBSCL, hiện trạng và triển vọng?
  7. Dịch sâu, bệnh hại lúa ở ĐBSCL?.
  8. Vấn đề chất lượng lúa gạo?
  9. Có nên sản xuất 3 vụ lúa/năm?
  10. Hao hụt sau thu hoạch lúa gạo?

 

III. Thực hành

0/5/0

- Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật và phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và phát triển lúa trong điều kiện canh tác bất lợi (mặn, hạn, ngập, ngộ độc…).

 

 4.     PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ

4.1  Phương pháp giảng dạy: Lý thuyết kết hợptình huống.

4.2  Phương pháp đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:         25%, điểm bài tập (báo cáo và thảo luận chuyên đề);

- Thực hành:                  25%, điểm các bài thực hành;

- Thi cuối kỳ:                 50%, điểm thi tự luận.

5.     TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA HỌC PHẦN

(1)   De Datta  S. K., 1980. Principle and practices of rice production, Jone Wiley & Sons, Inc., pp.

(2)   Dobermann A. and T. Fairhurst, 2000. Rice nutrient disorders and nutrient management, IRRI - Philippines, Potash & Phosphate Institute (PPI) and Potash & Phosphate Institute of Canada (PPIC).

(3)   Hirata H., 1995. Nutrient absorption of the rice plant, Science of the rice plant (volume 2, Physiology), Food and Agriculture Policy Research Center, Tokyo, Japan.

(4)   Nguyễn Ngọc Đệ, 2009. Giáo trình Cây lúa. Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM.

(5)   Nguyễn Thành Hối và Nguyễn Bảo Vệ, 2007. Ảnh hưởng của chôn vùi rơm rạ đến năng suất lúa trên đất phù sa ngọt tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 9/2007. Nxb. Nông Nghiệp - Hà Nội, tr. 87-89 và 92.

 

                                                                                                            Ngày 20  tháng 6  năm 2017

                 Duyệt của đơn vị                                                                 Người biên soạn

                TL. HIỆU TRƯỞNG

             TRƯỞNG KHOA/VIỆN            

 

                                                                                                          Nguyễn Thành Hối

 

Tên đơn vị
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:
Email