KHOA KHOA HỌC CÂY TRỒNG

 

Đồng Thuận - Tận Tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo

 

Chuyển giao kỹ thuật

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Hội nghị khoa học Khoa NN&SHUD
GS.TS Trần Văn Hâu chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng trái quýt đường
Lớp dạy nghề kỹ thuật trồng cây có múi
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm
Tập huấn kỹ thuật

TS. Nguyễn Bá Phú

Bộ môn Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

Trường Đại Học Cần Thơ

1 Chọn đất trồng

  • Đất có pH từ 6-7.
  • Đất phải tơi xốp và thoáng khí.
  • Đất có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
  • Tầng canh tác dầy (ít nhất 0,5 m) và ổn định.
  • Hệ thống nước trong mương vườn phải thông thoáng và xuôi dòng.

2 Chọn cây giống

  • Từ nguồn giống tốt, được chọn lọc.
  • Sạch bệnh (đặc biệt chú ý bệnh Vàng lá gân xanh và Tristeza).

3 Kiểu trồng

  • Nên trồng theo hàng.
  • Hàng theo hướng gió (Đông Bắc – Tây Nam).
  • Khoảng cách giữa hàng thưa, trên hàng dày.

4 Chuẩn bị mô trồng và cách trồng

  • Toàn bộ đất trên và dưới chân mô (0,3 m) là đất được trộn với phân hữu cơ (5 – 10 kg) và phân lân nung chảy (0,5 – 1 kg).
  • Đường kính mô nên khoảng 1 – 1,2 m.
  • Chiều cao mô nên khoảng 0,3 – 0,4 m.
  • Khi đặt cây, chú ý mặt bầu ngang với mặt mô và ém chặt đất chung quanh bầu.

5 Cắt tỉa

5.1 Cắt tỉa tạo tán

  • Áp dụng ngay trong giai đoạn cây tơ, từ lúc cây còn nhỏ.
  • Theo nguyên tắc 1 cành chừa 3 nhánh (tốt đều, thưa, cân đối).
  • Thời điểm cắt: lá già, ngay trước hoặc sau khi bón phân.
  • Kết hợp điều khiển ra đọt đồng loạt.

5.2 Cắt tỉa vệ sinh

  • Tiến hành trong suốt thời gian trồng, nhất là sau thu hoạch.
  • Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành khô, cành vượt, cành không có khả năng cho trái…
  • Giữ tán cây theo bán cầu. Luôn chừa khoảng trống giữa 2 hàng để giúp vườn cây thông thoáng. Giữ độ cao hợp lý của vườn cây để dể chăm sóc và thâm canh.

6 Bón phân

Cây trồng cần được cung cấp 13 dưỡng chất thiết yếu:

            - Đa lượng: N, P và K.

            - Trung lượng: Ca, Mg và S.

            - Vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo và Cl.

6.1 Vôi: nên sử dụng vôi đá (CaO) “phi”, bón đầu mùa mưa, bón theo pH đất:

  • pH trên 6,5: Không cần bón vôi
  • pH từ 5,5 – 6,5: Bón 500 kg vôi/ha
  • pH từ 4,5 – 5,5: Bón 1.000 kg vôi/ha
  • pH từ 3,5 – 4,5: Bón 2.000 kg vôi/ha

6.2   Hữu cơ

  • Hoai và được ủ đúng quy trình, có sử dụng Trico-ĐHCT. Trong quá trình ủ, cần chú ý ẩm độ thích hợp (khoảng 70 – 80%) và đảo trộn đống ủ.
  • Bón trong mùa khô. Lượng bón 10 - 20 tấn/ha.
  • Không nên bón chung vôi và phân hữu cơ.

6.3 Thời kỳ cây tơ (cây chưa mang trái)

  • Loại phân: 30 – 20 – 10

         hoặc  30 – 10 – 10.

  • Lượng phân: từ 50 – 100 g/lần.
  • Thời điểm bón: lúc lá già, không nên bón lúc lá còn non.
  • Cách bón: bón theo tán cây, chôn vùi phân hoặc tưới
    • Nên kết hợp xới, cải tạo đất liếp bằng lân nung chảy, phân hữu cơ và bồi mô.
      • Có thể bổ sung phân vi lượng bằng cách phun qua lá các loại phân bón lá (chú ý phân có hàm lượng Zn cao) lúc lá lụa.
      • Kết hợp với biện pháp cắt tỉa, giúp cây ra đọt đồng loạt.

6.4 Thời kỳ cây cây cho trái

Thời điểm

Loại phân

Lượng phân

Ghi chú

Sau thu hoạch

Vôi/Lân nung chảy

Hữu cơ

30 – 20 – 10

0,5 – 1 Kg/cây*

10 – 20 Kg/cây

100 – 300 g/cây

Bồi mô

(mùa khô)

Trước ra hoa

(Trước xiết nước)

10 – 30 – 20

100 – 300 g/cây

 

Ra hoa

(Tưới ra hoa)

30 – 20 – 10

(20 – 20 – 10)

100 – 300 g/cây

Bồi mô

(mùa khô)

Phát triển trái

(Sau ra hoa 1 tháng, mỗi tháng/1 lần))

20 – 20 – 10

20 – 20 – 20

20 – 10 – 30

100 – 300 g/cây

 

Trước thu hoạch

(Khoảng 2 tháng)

10 – 10 – 30

100 – 300 g/cây

 

*: theo pH đất; lượng phân có thể gia giảm tùy tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.

6.5 Chú ý

  • Bón theo tán cây (vùng rễ hoạt động).
  • Bón vùi trong đất (dùng cuốc răng để xới trộn phân).
    • Nếu sử dụng phân lân đơn, nên dùng phân lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao), nhất là trên đất có pH thấp ở ĐBSCL.

7 Quản lý cỏ

  • Nên phát triển cỏ 1 lá mầm (cỏ có thân rỗng, rễ ăn sâu).
  • Làm cỏ sạch phần sát gốc.
  • Chung quanh chỉ nên cắt, chừa gốc cỏ khoảng 3 – 5 cm.

8 Quản lý nước và kỹ thuật tưới

  • Thường xuyên thay đổi nước trong mương vườn.
  • Giữ mực nước trong mương cách mặt liếp khoãng 0,6 – 0,8 m.
  • Hạn chế tưới lên lá. Nếu có tưới từ trên xuống và lượng nước nhiều.
  • Không nên tưới sau 3 giờ chiều. Tốt nhất tưới vào buổi sáng.
  • Độ ẩm đất thích hợp khoảng 70 – 80%

9 Quản lý dịch hại (sâu bệnh)

  • Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
  • Sử dụng triệt để các biện pháp canh tác.
  • Áp dụng các biện pháp sinh học.
    • Sử dụng nông dược là biện pháp cuối cùng và phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

10 Cách khai thác trái và xử lý ra hoa

  • Nên xử lý ra hoa, khai thác trái tập trung. Không nên cho trái chuyền trên cây.
  • Chọn lựa thời điểm xử lý ra hoa thích hợp để thời điểm trái phát triển mạnh và thu hoạch vào mùa khô.
  • Có thể kết hợp sử dụng biện pháp “xeo” đất (xới sâu khoảng 20-30 cm) vừa để xử lý ra hoa đồng thời tăng độ tơi xốp và thông thoáng cho đất.

 

 

Tên đơn vị
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:
Email