KHOA KHOA HỌC CÂY TRỒNG

 

Đồng Thuận - Tận Tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo

 

Chuyển giao kỹ thuật

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Hội nghị khoa học Khoa NN&SHUD
GS.TS Trần Văn Hâu chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng trái quýt đường
Lớp dạy nghề kỹ thuật trồng cây có múi
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm
Tập huấn kỹ thuật

Rơm rạ thật sự tác động đến cây lúa nhưng trước đây chưa được nông dân quan tâm. Nhóm nghiên cứu gồm TS. Nguyễn Thành Hối, PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ (ĐH Cần Thơ) và TS. Phạm Sỹ Tân (Viện lúa ĐBSCL) lưu ý về những ảnh hưởng của rơm rạ, đồng thời đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác để cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa hè thu.

 Những ảnh hưởng của rơm rạ trên đất lúa vụ hè thu sau vụ đông xuân

 Qua khảo sát và nghiên cứu nhiều thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ở ĐBSCL từ năm 2002 - 2007, nhóm nghiên cứu có nhận định như sau: Ở ĐBSCL, số lượng gốc rạ tươi còn lại trên đồng ruộng sau vụ lúa đông xuân trung bình là 4,5 tấn/ha ở ruộng không đốt đồng và 2,3 tấn/ha ở ruộng có rải rơm đốt đồng. Và năng suất lúa vụ hè thu thấp hơn vụ đông xuân 30,7%. Rơm rạ tươi sau khi chôn vùi trong đất ngập nước có tốc độ phân hủy rất chậm (1,8%/ngày ở hai tuần đầu và 0,48%/ngày từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 12). Có 37% trọng lượng khô của rơm rạ lưu tồn trong đất sau khi chôn vùi vào ruộng lúa ngập nước 90 ngày.

 Chiều dài của rễ mầm hạt lúa bị giảm khi được xử lý với dung dịch đất có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm cho thấy, trồng lúa trong chậu ngay sau khi chôn vùi rơm rạ tươi trong đất ngập nước đã làm giảm chiều cao cây, số chồi, số bông, số hạt chắc/bông. Năng suất lúa giảm lần lượt là 15%, 29% và 41% khi có chôn vùi rơm rạ tươi trong chậu (4 kg đất) với liều lượng 1,25 g, 2,5 g và 5 g/chậu so với đất không chôn vùi rơm rạ tươi. Năng suất lúa ngoài đồng cũng bị giảm 11,5% khi trong đất có chôn vùi gốc rạ 4 tấn/ha và giảm 14,8% khi đất có chôn vùi gốc rạ và rơm với lượng 6 tấn/ha so với đất đã loại bỏ rơm và gốc rạ.

 Qua khảo sát, việc cày ải vùi gốc rạ vào đất 30 ngày trước khi gieo làm gia tăng năng suất lúa 19% so với đốt rơm rạ hoặc cày ải vùi gốc rạ chỉ trước đó 15 ngày. Việc rút kiệt nước ruộng ở đầu vụ canh tác vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày (mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm) trên đất lúa ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi đã cải thiện được sự sinh trưởng và làm gia tăng năng suất lúa 22% (thí nghiệm trong chậu) và 15% (thí nghiệm ngoài đồng) so với đất ngập nước liên tục. Bón phân lân với liều lượng 0,18 g P2O5/chậu (4 kg đất phèn nhẹ, pH = 4,0 - 4,5, có chôn vùi rơm rạ tươi), tương ứng số lượng 90 kg P2O5/ha, đã làm gia tăng năng suất lúa 15% so với chỉ bón 0,00 - 0,15 g P2O5/chậu.

 Đề nghị bổ sung kỹ thuật canh tác cải thiện sinh trưởng, năng suất lúa vụ hè thu

 Nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất bổ sung kỹ thuật canh tác nhằm cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa. Theo đó, nên vận dụng thực hiện một số kỹ thuật canh tác như cày ải vùi gốc rạ vào đất nên được thực hiện trước khi sạ lúa hè thu tối thiểu là 30 ngày. Rút kiệt nước vào thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất 5 ngày, mực thủy cấp cách mặt đất 10 - 15 cm. Bón thêm phân lân đến 90 kg P2O5/ha trên đất phèn nhẹ có chôn vùi rơm rạ tươi. Có thể gom chuyển hết gốc rạ và rơm tươi sau khi thu hoạch ra khỏi ruộng trước khi sửa soạn đất trong điều kiện không thể cày phơi ải do phải gieo lúa ngay vụ tiếp theo.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Category: Hướng dẫn kỹ thuật

 

Tên đơn vị
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:
Email