KHOA KHOA HỌC CÂY TRỒNG

 

Đồng Thuận - Tận Tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo

 

Chuyển giao kỹ thuật

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Hội nghị khoa học Khoa NN&SHUD
GS.TS Trần Văn Hâu chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng trái quýt đường
Lớp dạy nghề kỹ thuật trồng cây có múi
Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm
Tập huấn kỹ thuật

GS TS Nguyễn Bảo Vệ

Trường Đại Học Cần Thơ

Trong canh tác lúa 3 vụ/năm, thời gian đất trống giữa các vụ trong năm rất ngắn. Vì vậy, sau khi thu hoạch lúa nông dân phải hối hả cày vùi rơm rạ tươi vào đất rồi cho nước vào trục để xuống giống ngay cho kịp thời vụ. Rơm rạ tươi phân hủy trong điều kiện ngập nước, yếm khí sản sinh ra acid hữu cơ gây ra ngộ độc cho rễ lúa. Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ bị chết đen hay làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của lúa. Trước đây, khi canh tác lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu, ngộ độc hữu cơ chỉ xảy ra cho vụ Hè Thu ở những vùng mà người dân không có điều kiện cày ải đất trước khi xuống giống. Theo khảo sát của chúng tôi thì ở vùng canh tác lúa 3 vụ/năm, ngộ độc hữu cơ đã xảy ra quanh năm, ngay cả vụ Đông Xuân. Điều nầy rất tai hại cho vụ lúa chính trong năm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Để phòng trị lúa bị ngộ độc hữu cơ đầu vụ Đông Xuân, người trồng lúa có thể áp dụng biện pháp: “Ngăn chận”, “né tránh”, “hóa giải”, “Cường lực”.

  1. Né tránh. Đây là cách làm khôn ngoan nhất, ít tốn kém mà lúa được an toàn. Biện pháp “ né tránh” ngộ độc hữu cơ cho lúa được thực hiện bằng cách trục nhận gốc rạ sau khi thu hoạch lúa Thu Đông. Để cho rơm rạ phân hủy ít nhất 3 đến tuần mới bắt đầu làm đất xuống giống. Ngoài việc né tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa, việc chôn vùi rơm rạ còn hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp nầy, đất phải có thời gian trống (không có lúa) trên 1 tháng. Tốt nhất là hạn chế làm lúa vụ Thu Đông mới có thời gian đất trống dài hơn, giảm sâu bệnh, đất được ngập nước lấy phù sau, rữa độc chất, thêm nguồn lợi thủy sản, …
  2. Ngăn ngừa. Biện pháp nầy có tốn kém nhiều hơn, nhưng lại rất an toàn cho lúa. Biện pháp “ngăn ngừa” việc sinh ra độc hữu cơ được thực hiện bằng cách thu dọn toàn bộ rơm, gốc rạ, rong, cỏ trong ruộng lúa trước khi làm đất. Xác bả thực vật nầy được gom về một góc ruộng ủ với nấm Trichoderma làm phân hữu để bón trả lại cho đất. Biện pháp nầy được thực hiện dễ dàng ở những nơi ruộng ngập sâu để có thể dùng xuống vận chuyển.
  3. Hóa giải. Trong trường hợp không thể áp dụng được 2 biện pháp trên mà phải trục vùi rơm rạ vào đất rồi xuống giống ngay thì phải áp dụng biện pháp “hóa giải” độc chất hữu cơ. Biện pháp nầy được thực hiện bằng cách chủ động rút nước 2 lần: khi cây lúa được 15 ngày và 30 ngày sau khi sạ để loại bỏ độc chất. Để rút nước được nhanh nên làm nhiều rãnh thoát nước trong ruộng lúa ngay sau khi làm đất. Khi rút nước, cần phải để cho đất nứt mặt cho độc chất hữu cơ bay ra khỏi đất (độc chất hữu cơ hầu hết ở thể khí như khí H2S, C2H4, CH4, …).
  4. Cường lực. Biện pháp “cường lực” cho cây lúa là giúp cho lúa chống chịu tốt trong điều kiện bị ngộ độc hữu cơ. Cường lực cho cây lúa được thực hiện bằng cách bón vôi để cung cấp chất can-xi cho lúa, rễ lúa có đủ can-xi sẽ ít bị ngộ độc hữu cơ, vôi nên bón lúc làm đất với liều lượng khoảng 300 kg/ha. Chất silic cũng giúp cây lúa nở rộng đường vận chuyển oxy từ lá xuống rễ, giúp rễ nhận được nhiều oxy hơn để oxyt hoá các độc chất hữu cơ trong đất, bón 100 kg/ha super silic vào lúc làm đất. Bón phân lân liều cao (gấp đôi liều lượng bình thường) cũng giúp cho rễ lúa phát triển mạnh, chịu đựng tốt ngộ độc hữu cơ. Ngoài ra, xử lý hột giống với những “chất kích hoạt rễ” lúc ủ giống cũng giúp cho rễ lúa chống chịu tốt hơn trong môi trường đất có độc chất hữu cơ.

 

Tên đơn vị
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:
Email