Đề cương chi tiết học phần: Trồng trọt căn bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TRỒNG TRỌT CĂN BẢN (Basic Agronomy)
- Mã số học phần: NS123
- Số tín chỉ học phần: 2 tín chỉ
- Số tiết học phần: 25 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Khoa học Cây trồng
- Khoa: Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
Đề cương chi tiết học phần: Trồng trọt căn bản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TRỒNG TRỌT CĂN BẢN (Basic Agronomy)
- Mã số học phần: NS123
- Số tín chỉ học phần: 2 tín chỉ
- Số tiết học phần: 25 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Khoa học Cây trồng
- Khoa: Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
3. Điều kiện tiên quyết:
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm đất, nước, giống trồng, dinh dưỡng, canh tác và bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
4.1.2. Nắm vững các khâu canh tác cơ bản của một số loại cây trồng quan trọng ở ĐBSCL và phân tích hiệu quả kinh tế
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Có khả năng phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản như môi trường (đất, nước), giống trồng, dinh dưỡng, canh tác và bảo vệ thực vật trong trồng trọt
4.2.2. Có thể vận dụng các kiến thức đã học để tiếp cận kỹ thuật canh tác cây trồng, phân tích hiệu quả kinh tế, định hướng cải thiện các khâu canh tác.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Thái độ nghiêm túc trong học tập, biết tự học và học tập nhóm, biết phân tích và quyết định thực hiện công việc.
4.3.2. Hiểu được những thuận lợi, khó khăn của nông dân trong canh tác, biết tự định hướng nghiên cứu giúp nông dân canh tác đạt hiệu quả cao.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Phần lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về đất đai, sử dụng nước, giống trồng, sử dụng dinh dưỡng, kỹ thuật gieo trồng và bảo vệ vệ thực vật trong trồng trọt.
Phần thực hành: Cung cấp kiến thức thực tế về các khâu canh tác cơ bản của cây trồng, biết phân tích một số nội dung về hiệu quả kinh tế trong canh tác và định hướng cải thiện các khâu canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết
|
Nội dung Số tiết Mục tiêu |
Chương 1. ĐẤT ĐAI TRONG TRỒNG TRỌT 5 4.1.1; 4.1.2 I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI 1. Quá trình hình thành đất 2. Phẫu diện đất (trắc diện) 3. Phẫu diện đất trồng trọt 4. Các yếu tố hình thành đất II. ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT 1. Thành phần cấu tạo đất 2. Các đặc tính vật lý đất 2.1 Nhóm lý tính 2.2 Nhóm cơ lý III. ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT 1. Keo đất 1.1 Cấu tạo Mixen keo 1.2 Phân loại keo đất theo khả năng mang điện 1.3 Phân loại keo đất theo thành phần hóa học 1.4 Phân loại keo đất theo thành phần khoáng vật 1.5 Hiện tượng trao đổi ion 1.6 Cải tạo đất trên cơ sở tác động vào keo đất 2. Dung dịch đất 2.1 Khái niệm về dung dịch đất 2.2 Thành phần dung dịch đất 3. Tính chua và tính kiềm của đất 3.1 Tính chua của đất 3.2 Tính kiềm của đất 3.3 Phân biệt đất mặn 4. Tính đệm (hoãn xung) của đất 5. Độ dẫn điện IV. ĐẤT ĐAI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) 1. Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL 1.1 Vị trí địa lý, địa hình và thủy văn 1.2 Tài nguyên sinh vật 1.3 Khí hậu 2. Các nhóm đất ở ĐBSCL Chương 2. NƯỚC TRONG TRỒNG TRỌT 5 4.1.1; 4.1.2 I. ẨM ĐỘ ĐẤT 1. Thủy dung tối đa (bão hòa nước) 2. Thủy dung ngoài đồng 3. Điểm héo 3.1 Héo vĩnh viễn 3.2 Héo tạm thời 4. Lượng nước hữu dụng 5. Nước ngầm và mực thủy cấp 6. Sự mao dẫn nước II. VAI TRÒ VÀ CÁC DẠNG NƯỚC TRONG CÂY 1. Vai trò 2. Các dạng nước trong cây III. CÁC DẠNG NƯỚC TRONG ĐẤT IV. SỰ HẤP THU, VẬN CHUYỂN VÀ THOÁT HƠI NƯỚC 1. Sự hấp thu nước 1.1 Sự hút nước thụ động 1.2 Sự hút nước chủ động 1.3 Ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự hút nước 2. Sự vận chuyển nước trong cây 3. Sự thoát hơi nước 3.1 Ý nghĩa của sự thoát hơi nước 3.2 Các con đường thoát hơi nước 3.3 Các chỉ số về thoát hơi nước V. SỰ CUNG CẤP NƯỚC CHO CÂY 1. Nguồn cung cấp nước cho cây trồng 2. Chuẩn đoán nhu cầu nước cho cây trồng VI. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA SỰ TƯỚI TIÊU HỢP LÝ VII. CÁC BIỆN PHÁP TƯỚI NƯỚC 1. Tưới phun 2. Tưới ngập 3. Tưới ngầm 4. Tưới rãnh (tưới thấm) 5. Tưới nhỏ giọt VIII. CÁC BIỆN PHÁP TIÊU NƯỚI Chương 3. DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG 5 4.1.1; 4.1.2 I. TIẾN TRÌNH HẤP THU DINH DƯỠNG TỪ ĐẤT 1. Sự hấp thu chủ động (chọn lọc) 2. Sự hấp thu thụ động 3. Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến sự hút khoáng 3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 3.2 Ảnh hưởng của độ thoáng khí 3.3 Ảnh hưởng của độ pH II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG 1. Các nguyên tố đa lượng 1.1 Đạm (N) 1.2 Lân (P) 1.3 Kali (K) 2. Các nguyên tố trung lượng 2.1 Lưu huỳnh (S) 2.2 Canxi (Ca) 2.3 Manhê (Mg) 3. Các nguyên tố vi lượng III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN 1. Phân tích mẫu đất 2. Xác định liều lượng phân bón qua bố trí thí nghiệm đồng ruộng IV. CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG DỤNG 1. Phân đạm 1.1 Đạm Ammonium Sulphat (SA) 1.2 Đạm Urea (Urê) 1.3 Đạm Ammonium Chloride 1.4 Đạm Ammonium Bicarbonate 1.5 Phân Calcium Cyanamide 1.6 Phân Amoniac lỏng 1.7 Phân Ammonium Nitrate 1.8 Phân Natrium Nitrate (Sodium Nitrate) 1.9 Phân Calcium Nitrate 1.10 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân N: 2. Phân lân 2.1 Phân Apatite 2.2 Phân Phosphoric 2.3 Phân lân thiên nhiên khác 2.4 Super lân 2.5 Phân lân nung chảy 3. Phân kali (K) 3.1 Phân Potassium Clorur (KCl) 3.2 Phân Potassium Sulphate (K2SO4) 3.3 Phân Potassium Nitrate (KNO3) 3.4 Kỹ thuật sử dụng phân kali 4. Phân vô cơ đa dinh dưỡng (phân hỗn hợp) 5. Phân vôi 6. Cách tính toán lượng phân bón 7. Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng phân bón V. BÓN PHÂN HỮU CƠ CHO CÂY TRỒNG 1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sự phát triển của cây trồng 2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đặc tính vật lý và hóa học đất 3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến vi sinh vật có ích trong đất 4. Sử dụng các loại phân hữu cơ 4.1 Phân chuồng 4.2. Phân xanh 4.3 Phân hữu cơ vi sinh 4.4 Phân hữu cơ khác Chương 4. CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG 3 4.1.1; 4.1.2 I. CHỌN LỌC GIỐNG II. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN VÀ GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG 1. Cây tự thụ phấn 2. Cây thụ phấn chéo III. CHỌN LỌC NHÂN TẠO VÀ GIỐNG TUYỂN LỰA 1. Vật liệu khởi đầu để chọn giống 1.1 Quần thể cây tự nhiên 1.2 Quần thể cây lai 1.2.1 Ưu thế lai 1.2.2 Các phương pháp lai tạo 1.3 Các dạng đột biến 2. Các phương pháp chọn lọc nhân tạo 2.1 Chọn lọc quần thể 2.2 Chọn lọc cá thể 2.2.1 Chọn lọc cá thể đối với cây tự thụ 2.2.2 Chọn lọc cá thể đối với cây giao phấn 2.2.3 Chọn lọc cá thể cây sinh sản dinh dưỡng 2.3 Nuôi cấy mô 2.3.1 Nuôi cấy phôi, thụ phấn trong ống nghiệm 2.3.2 Nuôi cấy bao phấn và sản xuất cây đơn bội 2.3.3 Biến dị dòng soma và chọn lọc dòng tế bào IV. HẠT GIỐNG VÀ KIỂM NGHIỆM HẠT GIỐNG 1. Các tiêu chuẩn chính kiểm định chất lượng hạt giống 1.1 Độ thuần 1.2 Tỷ lệ nảy mầm 1.2.1 Miên trạng 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt giống 1.3 Độ sạch, khối lượng hạt giống 2. Những lưu ý khi tồn trữ hạt giống Chương 5. LÀM ĐẤT VÀ GIEO TRỒNG 4 4.1.1; 4.1.2 I. CÁC DẠNG CANH TÁC 1. Độc canh 2. Luân canh 3. Đa canh 4. Canh tác tổng hợp, tích hợp 5. Nông lâm kết hợp II. LÝ DO LÀM ĐẤT III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 1. Không làm đất 2. Làm đất có giới hạn 3. Làm đất hoàn toàn IV. LÀM ĐẤT TRỒNG LÚA 1. Cày đất 2. Bừa đất 3. Trục đất V. LÀM ĐẤT TRỒNG RAU, MÀU VÀ CÂY ĐA NIÊN 1. Rau, màu 2. Cây đa niên VI. GIEO TRỒNG 1. Lượng hạt giống gieo 2. Phương pháp gieo trồng 2.1 Lúa 2.2 Rau, màu, cây ăn trái 3. Chủng vi khuẩn 4. Xử lý hạt giống trước khi gieo 5. Các lưu ý chung khi gieo trồng Chương 6. BẢO VỆ THỰC VẬT 3 4.1.1; 4.1.2 I. DỊCH HẠI CÂY TRỒNG 1. Côn trùng 1.1 Côn trùng gây hại cây 1.2 Nhện hại cây 1.3 Các loài động vật gây hại khác 2. Nấm 2.1 Hình dạng và kích thước nấm 2.2 Dinh dưỡng và tăng trưởng của nấm 2.3 Vị trí và vai trò của nấm 2.4 Nấm gây bệnh cây trồng 3. Tuyến trùng 4. Cỏ dại II. DỊCH SÂU BỆNH III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Biện pháp canh tác 1.1 Làm đất, mùa vụ và mật độ trồng 1.2 Cung cấp dinh dưỡng 1.3 Quản lý nước 1.4 Sử dụng giống để hạn chế sâu, bệnh 1.5 Luân canh 1.6 Vệ sinh đồng ruộng 2. Biện pháp vật lý, cơ học 3. Biện pháp sinh học 4. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp 5. Biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp 6. Biện pháp hóa học 7. Kiểm dịch IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG NÔNG DƯỢC 1. Định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật 2. Tên và dạng thuốc 3. Độ độc của thuốc BVTV 4. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật 4.1 Tác động của thuốc trừ sâu 4.2 Tác động của thuốc trừ bệnh 4.3 Nồng độ, liều lượng và sử dụng hỗn hợp thuốc 4.4 Tác động của thuốc trừ cỏ 5. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV 6. Cách ly thuốc BVTV trên cây trồng 6.1 Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản 6.2 Mức dư lượng tối đa cho phép 6.3 Thời gian cách ly 7. An toàn trong quản lý thuốc BVTV
|
6.2. Thực hành
|
Nội dung |
Số tiết |
Mục tiêu |
1. |
Bài tập tình huống: Sinh viên thực hành điều tra nông hộ theo các loại cây trồng tự chọn, ghi nhận kỹ thuật canh tác, hiệu quả kinh tế theo phiếu điều tra. Sinh viên báo cáo kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, cải thiện điều kiện canh tác. |
10 |
4.2.1; 4.2.2 |
7. Phương pháp giảng dạy:
- Thuyết trình (lên lớp).
- Minh họa bằng hình ảnh, bảng viết, phim khoa giáo.
- Thảo luận nhóm.
- Khảo sát thực tế và báo cáo kết quả.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Thực hiện đầy đủ bài tập thực hành.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học, học nhóm.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT |
Điểm thành phần |
Quy định |
Trọng số |
Mục tiêu |
1 |
Điểm chuyên cần |
- Số tiết tham dự học/tổng số tiết |
10% |
4.3.1 |
2 |
Điểm thảo luận |
- Thảo luận lý thuyết trên lớp |
10% |
4.1.1; 4.1.2; |
3 |
Điểm kiểm tra giữa HK và báo cáo bài tập thực hành |
- Tham dự kiểm tra - Báo cáo bài tập thực hành |
30% |
4.2.1; 4.2.2; 4.3.2 |
4 |
Điểm thi kết thúc học phần |
- Thi trắc nghiệm (60 phút) - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết và tham dự thực hành - Bắt buộc dự thi |
50% |
4.1.1; 4.1.2 |
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu |
Số đăng ký cá biệt |
|
1. Giáo trình Cây ăn trái. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2011. 2. Giáo trình Cây công nghiệp dài ngày. Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu, Lê Thanh Phong. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2011. 3. Giáo trình vật lý đất. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. 4. Giáo trình trồng trọt. Nguyễn Chí Thuộc, Trình Đình Toán, Vũ Hữu Quý, Nguyễn Thị Hoàng Phương. Nhà xuất bản Giáo dục, 1974. 5. Nông học đại cương. Tôn Thất Trình. Nhà xuất bản Lửa Thiêng. Sài Gòn, 1967. 6. Plant Physiology Schopfer, M. Springer, New york, 1995. 7. Trồng trọt, tập 1. Đất trồng, phân bón, giống. Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào. Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. 8. Trồng trọt, tập 2. Bảo vệ thực vật. Lê Lương Tề và Hà Huy Niên. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. |
|
|
|
Cần Thơ, ngày 7 tháng 7 năm 2017 |
|
TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA
|
TRƯỞNG BỘ MÔN
|
|