Đề cương chi tiết học phần: Hệ sinh thái cây trồng. Mã số NN708
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Hệ sinh thái cây trồng. Mã số NN708
1.2. Trình độ: Cao học
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 22; BT: 5; TH: 3)
1.4. Học phần tiên quyết: Sinh lý thực vật A. Mã số: NN128
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học Cây trồng; Khoa: NN&SHƯD
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Lê Thanh Phong
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0909685856. Email: ltphong@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần được kết cấu gồm các nội dung như giới thiệu về các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam, khái niệm về các hiện trạng sản xuất cây trồng, phương pháp ước lượng các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng, cách ước tính năng suất tiềm tàng, năng suất giới hạn do nước, dinh dưỡng, cỏ dại, ô nhiễm và sâu bệnh. Ngoài ra, học viên còn thực hành bài tập tính toán nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây trồng qua sử dụng phần mềm CropWat for Windows (FAO). Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học cây trồng ở bậc Đại học, sinh viên đã được cung cấp các kiến thức về sinh lý thực vật. Trong học phần này, học viên Cao học sẽ tìm hiểu cách ứng dụng các kiến thức sinh lý thực vật trong việc tạo năng suất cây trồng dưới tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, CO2, nước, dinh dưỡng và ảnh hưởng của cỏ dại, ô nhiễm và sâu bệnh.
Đề cương chi tiết học phần: Hệ sinh thái cây trồng. Mã số NN708
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN |
1. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN
1.1. Tên học phần: Hệ sinh thái cây trồng. Mã số NN708
1.2. Trình độ: Cao học
1.3. Cấu trúc học phần: Số TC: 2 (LT: 22; BT: 5; TH: 3)
1.4. Học phần tiên quyết: Sinh lý thực vật A. Mã số: NN128
1.5. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học Cây trồng; Khoa: NN&SHƯD
1.6. Thông tin giảng viên:
Họ và tên Giảng viên: Lê Thanh Phong
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0909685856. Email: ltphong@ctu.edu.vn
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần được kết cấu gồm các nội dung như giới thiệu về các hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam, khái niệm về các hiện trạng sản xuất cây trồng, phương pháp ước lượng các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng, cách ước tính năng suất tiềm tàng, năng suất giới hạn do nước, dinh dưỡng, cỏ dại, ô nhiễm và sâu bệnh. Ngoài ra, học viên còn thực hành bài tập tính toán nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây trồng qua sử dụng phần mềm CropWat for Windows (FAO). Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học cây trồng ở bậc Đại học, sinh viên đã được cung cấp các kiến thức về sinh lý thực vật. Trong học phần này, học viên Cao học sẽ tìm hiểu cách ứng dụng các kiến thức sinh lý thực vật trong việc tạo năng suất cây trồng dưới tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, CO2, nước, dinh dưỡng và ảnh hưởng của cỏ dại, ô nhiễm và sâu bệnh.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN
Học phần giúp học viên cách ứng dụng các kiến thức sinh lý thực vật trong canh tác để tạo năng suất cây trồng dưới tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, CO2, nước, dinh dưỡng, cỏ dại, ô nhiễm và sâu bệnh. Về mặt lý thuyết, học viên được cung cấp phương pháp ứng dụng kiến thức sinh lý thực vật trong canh tác cây trồng, tìm hiểu khả năng nâng cao năng suất cây trồng qua sử dụng các yếu tố môi trường. Về mặt thực hành, học viên có khả năng tính toán, ước lượng năng suất cây trồng theo các điều kiện môi trường, cách xác định nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây trồng. Về chuẩn đầu ra, học viên có đủ khả năng phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và khả năng cải thiện năng suất cây trồng.
- 4. NỘi dung chi tiẾt hỌc phần
Chương |
Tiết (LT/BT/TH) |
Chương 1. HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP II. CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ 2. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 3. Duyên hải Bắc Bộ và Nam Trung Bộ 4. Đồng bằng sông Hồng 5. Đồng bằng sông Cửu Long III. SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên đến con người 2. Tác động của con người đến môi trường tự nhiên 3. Vấn đề sử dụng nguồn nước mặt ở ĐBSCL Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu: [4], [5] |
2/0/0 |
Chương 2. SINH THÁI CÂY TRỒNG VÀ LƯƠNG THỰC I. GIỚI THIỆU 1. Phạm vi của sinh thái 2. Tăng trưởng cây trồng và môi trường 3. Những thay đổi trong nông nghiệp trên thế giới từ 1950 4. Quản lý sinh thái nông nghiệp II. ĐINH NGHĨA SỰ BỀN VỮNG (SUSTAINABILITY) 1. Theo quan điểm nông học 2. Theo quan điểm sinh thái nông nghiệp 3. Theo quan điểm kinh tế sinh thái III. SẢN XUẤT ĐỦ LƯƠNG THỰC CHO YÊU CẦU 1. Dân số 2. Đất trồng 3. Yêu cầu lương thực trên đầu người 4. Cuộc cách mạng xanh (Green Revolution) 5. Cuộc cách mạng xanh kế tiếp 6. Thương mại 7. Chiến lược để đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai IV. MÔ HÌNH NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [4],[5] |
3/0/0 |
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT I. GIỚI THIỆU 1.Nông nghiệp thời Trung cổ 2. Nông nghiệp với phân bón nhân tạo II. CÁC HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY TRỒNG 1. Hiện trạng năng suất tiềm tàng 2. Hiện trạng năng suất có thể đạt tới (giới hạn về nước và dinh dưỡng) 3. Hiện trạng năng suất thực tế Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
2/0/0 |
Chương 4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG 1. Năng suất và sinh khối 1.1 Năng suất kinh tế (Economic yield) 1.2 Chỉ số thu hoạch (Harvest Index - HI) 2. Các thông số xử lý theo cá thể cây 2.1 Tốc độ sinh trưởng tương đối (Relative growth rate - RGR hay R) 2.2 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (Absolute growth rate - AGR) 2.3 Tốc độ đồng hoá thuần (Net assimilatory rate - NAR) 2.4 Tỷ lệ diện tích lá (Leaf area ratio - LAR hay F) 2.5 Quan hệ giữa RGR, NAR và LAR 3. Các thông số xử lý theo quần thể cây 3.1 Chỉ số diện tích lá (Leaf area index - LAI) 3.2 Tốc độ sinh trưởng cây trồng (Crop growth rate - CGR) 3.3 Diện tích riêng của lá (Specific leaf area - SLA) 3.4 Khối lượng riêng của lá (Specific leaf weight - SLW) 3.5 Tỷ lệ khối lượng lá (Leaf weight ratio - LWR) 3.6 Các thành phần năng suất BÀI TẬP 1: Giải các bài tập tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng cây trồng. Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
3/1/0 |
Chương 5. QUANG HỢP, HÔ HẤP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I. QUANG HỢP (PHOTOSYNTHESIS) 1. Các tiến trình con 1.1 Khuyếch tán CO2 1.2 Quang hoá 1.3 Sinh hóa 2. Đồng hóa CO2 của lá 2.1 Cường độ ánh sáng 2.2 Nồng độ CO2 2.3 Nhiệt độ 2.4 Các yếu tố khác 3. Đồng hóa CO2 của cây 3.1 Ánh sáng hữu dụng 3.2 Ánh sáng tiếp nhận và đồng hóa 3.3 Đồng hóa hằng ngày của cây (sử dụng hệ số đồng hóa) II. HÔ HẤP (RESPIRATION) 1. Hô hấp bảo dưỡng (Maintenance Respiration) 1.1 Cơ sở sinh lý 1.2 Lượng hóa phí tổn của hô hấp bảo dưỡng 2. Hô hấp sinh trưởng (Growth Respiration) 2.1 Cở sở sinh lý 2.2 Lượng hóa chi phí biến đổi III. NĂNG SUẤT (PRODUCTION) 1. Tốc độ sinh trưởng 2. Thời kỳ sinh trưởng 3. Sản xuất sinh khối 4. Sự định vị chất khô 4.1 Sự phát triển 4.2 Sự cấu thành năng suất BÀI TẬP 2: Giải các bài tập tính toán năng suất tiềm tàng của cây trồng. Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
4/1/0 |
Chương 6. NƯỚC VÀ NĂNG SUẤT I. GIỚI THIỆU 1. Chức năng của nước trong cây 2. Di chuyển nước trong cây II. NHU CẦU NƯỚC 1. Nhu cầu bốc hơi nước 1.1 Lực khô của không khí 1.2 Bức xạ 1.3 Điều khiển khí khẩu 2. Tính toán bốc thoát hơi nước 3. Sự cung cấp nước 3.1 Sự cân bằng nước trong đất 3.2 Nước hữu dụng cho cây 3.3 Sự cung cấp nước giới hạn 4. Sử dụng nước 4.1 Hiệu suất sử dụng nước 4.2 Nước giới hạn năng suất BÀI TẬP 3: Giải các bài tập tính toán năng suất trong điều kiện giới hạn về nhu cầu nước của cây trồng. THỰC HÀNH: Sử dụng phần mềm CropWat for Windows tính toán nhu cầu nước và chế độ tưới cho cây trồng. Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
3/1/3 |
Chương 7. DINH DƯỠNG VÀ NĂNG SUẤT I. CHỨC NĂNG VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA DINH DƯỠNG TRONG CÂY 1. Đạm 3. Lân 3. Kali II. CUNG CẤP DINH DƯỠNG VÀ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY 1. Mối quan hệ giữa mức độ áp dụng và hấp thu 2. Liên hệ giữa hấp thu và năng suất III. NHU CẦU DINH DƯỠNG TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY IV. BÓN PHÂN 1. Mức độ bón phân 2. Thời điểm bón phân V. ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ CÁC MỨC ĐỘ NĂNG SUẤT VI. CHU KỲ DINH DƯỠNG 1. Giới thiệu 2. Cân bằng dinh dưỡng tại mức độ vùng và ngoài quốc gia 2.1 Sự kiệt quệ dinh dưỡng: Tình huống ở Châu Phi 2.2 Sự tích lũy dinh dưỡng: Tình huống ở Hà Lan BÀI TẬP 4: Giải các bài tập tính toán năng suất trong điều kiện giới hạn về dinh dưỡng của cây trồng. Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
3/1/0 |
Chương 8. CỎ DẠI, SÂU BỆNH, Ô NHIỄM VÀ NĂNG SUẤT I. CỎ DẠI 1. Đánh giá việc giảm năng suất 2. Sự cạnh tranh giữa cây trồng và cỏ dại 2.1 Mật số hạt cỏ 2.2 Ánh sáng 2.3 Nước và dinh dưỡng 2.4 Kiểm soát cỏ dại II. SÂU BỆNH 1. Ảnh hưởng sâu bệnh 2. Đánh giá sự giảm năng suất 3. Các tương tác sâu - bệnh III. Ô NHIỄM IV. KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ DỊCH HẠI BÀI TẬP 5: Giải các bài tập tính toán năng suất cây trồng trong điều kiện ô nhiễm, cỏ dại và sâu bệnh. Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [3] |
2/1/0 |
5. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ
5.1. Phương pháp giảng dạy: Học phần được giảng dạy kết hợp gồm lý thuyết (22 tiết), thực hành (3 tiết), trong quá trình học học viên sẽ làm bài tập và thuyết trình theo nhóm trước lớp (5 tiết).
5.2. Phương pháp đánh giá: Chuyên cần: 10%; thực hành, bài tập: 10%; kiểm tra giữa kỳ: 20%; thi cuối kỳ: 60%.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA HỌC PHẦN
1. Goudriaan J. and H.H. van Laar. 1994. Modelling Potential Crop Growth Processes. Textbook with Exercises. Kluwer Academic Publishers, The Netherlands.
2. Kropff, M. J. and P.C. Struik, 2002. Developments in crop ecology. Crop and Weed Ecology Group, Wageningen University. NJAS 50-2, 2002.
3. Lõvenstein H.; E. A. Lantinga; R. Rabbinge and H. Van Keulen. 1995. Principles of Production Ecology. Department of Theoretical Production Ecology, Wageningen, The Netherlands, pp121.
4. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân, 2004. Sinh thái học nông nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
5. Vũ Trung Tạng, 2011. Cơ sở sinh thái học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Ngày 20 tháng 6 năm 2017
Duyệt của đơn vị Người biên soạn
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/VIỆN
Lê Thanh Phong