Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất rau Mã số: NN639
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Học phần: Thâm cứu sản xuất rau
Advanced vegetable Production
- Mã số: NN639
- Số tín chỉ: 2
+ Giờ lý thuyết: 30
Đề cương chi tiết học phần: Thâm cứu sản xuất rau Mã số: NN639
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Học phần: Thâm cứu sản xuất rau
Advanced vegetable Production
- Mã số: NN639
- Số tín chỉ: 2
+ Giờ lý thuyết: 30
1. Thông tin giảng viên
Tên giảng viên :PGS. TS.Trần Thị Ba
Đơn vị : Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
Điện thoại : 0919 093 311
E-mail : ttba@ctu.edu.vn
Tên người cùng tham gia giảng dạy: Võ Thị Bích Thủy
Đơn vị : Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
Điện thoại : 0909 433 729
E-mail : vtbthuy@ctu.edu.vn
2. Học phần tiên quyết: sau khi đã hoàn thành các môn Cây Rau hoặc Kỹ thuật sản xuất rau sạch
3. Nội dung
3.1. Mục tiêu: Môn học nhằm trang bị cho học viên kiến thức về sản xuất rau theo hướng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất qui hoạch vùng trồng rau hàng hóa, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ và quản lý tốt chuỗi cung ứng rau theo tiêu chuẩn GAP. Trong giáo trình này học viên cần nắm được các nội dung sau:
- Nắm được chuỗi cung ứng rau và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi theo tiêu chuẩn Viet Nam (VietGAP).
- Nắm được kiến thức cơ bản về sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao.
- Biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế sản xuất nhằm quản lý tốt chất lượng và an toàn thực phẩm rau qủa tươi, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhâp WTO, TPP và có năng lực làm việc ở những khu nông nghiệp công nghệ cao.
3.2. Phương pháp giảng dạy:
- Lý thuyết: 20 tiết
. Giảng viên nêu 6 chủ đề (6 nhóm) và giới thiệu nội dung chính.
. Nhóm tự tìm tài liệu (ít nhất có 3 tài liệu tiến Anh), tổng hợp thành bài báo cáo và trình bày trước lớp, có phân công nhóm phản biện trước khi báo cáo.
. Mỗi đầu giờ có làm bài kiểm tra trên giấy.
- Thực hành: 20 tiết (tại nhà lưới nghiên cứu Rau sạch, Trại thực nghiệm Nông nghiệp về trồng rau thủy canh, sử dụng ánh sáng nhân tạo - đèn LED và tham quan thực tế tại cơ sở trồng rau ứng dụng công nghệ cao ở một tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long: trồng trên giá thể, tưới nước và dinh dưỡng nhỏ giọt, hệ thống kiểm soát môi trường tiểu khí hậu trên tán cây và dinh dưỡng dưới rễ tự động, trồng trong nhà màng,... nộp bài phúc trình)
3.3. Đánh giá học phần:
Gồm 4 phần:
- Kiểm tra 10%
- Seminar 15%
- Thực hành 15%
- Thi 60% (thời gian 60 phút, hình thức trắc nghiệm, có câu hỏi điền khuyết)
4. Nội dung chính của môn học:
Chương 1: Sản xuất rau theo quy trình nông nghiệp tốt (GAP)
Chương 2: Sản xuất rau ứng dụng công nghệ sinh học và rau hưu cơ
Chương 3: Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cơ giới hóa, tự động hoá, tin học hóa
Chương 4: Sản xuất rau ứng dụng công nghệ thủy canh
Chương 5: Sản xuất rau mầm và rau non
Chương 6: Sản xuất rau ứng dụng công nghệ nhà kính và nhà lưới
5. Giáo trình, bài giảng và các tài liệu của môn học:
Anders, D.C (1996). Using plastic mulches and drip irrigation for vegetable production”, Horticulture Information Leaflet 33, North Carolina, Cooperative Extension Sevice (North Carolina State University)
Crearser, G. (2006). The hydroponic home (made) Unit. HydroFarm. Horticultural products
Jensen, M. H. (1991). Hydroponic Culture for the Tropics: Opportunities and Alternatives Hortscience, vol. 32(6). Department of Plant Sciences. University of Arizona. Tucson, Arizona 85721, U.S.A.
Lamont, W.J. (1993). Plastic mulches for the production of vegetable crops. Department of Horticulture, Kansas State University, Mahattan, KS 66506, USA, Hort. Technology, Jan./Mar. 3 (1), pp. 35-39
Sutherland S.K. and J.F.I. Sutherland (1996). Hydroponic for everyone: A practical guide to gardening in the 21 st Century. Island Graphic Pty Ltd. Hong Kong
Trần Thị Ba (2010). Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ
Trần Thị Ba (2016). Bài giảng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Đại học Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ
Trần Thị Ba (2017). Bài giảng Thâm cứu sản xuất rau. Đại học Cần Thơ. Tài liệu lưu hành nội bộ
Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy (2016). Nâng cao hiệu quả sản xuất rau đồng bằng sông Cửu Long bằng biện pháp ghép. NXB Đại học Cần Thơ
Ngày 22 tháng 6 năm 2017
Duyệt của đơn vị Người biên soạn
Trần Thị Ba