KHOA KHOA HỌC CÂY TRỒNG

 

Đồng Thuận - Tận Tâm - Chuẩn mực - Sáng tạo

 

Đề cương chi tiết học phần: Tin học ứng dụng và Mô hình hóa. Mã số NN797

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1.         THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN

1.1.      Tên học phần: Tin học ứng dụng và Mô hình hóa. Mã số NN797

1.2.      Trình độ: Cao học

1.3.      Cấu trúc học phần: Số TC: 3 (LT: 29; BT: 6; TH: 10)

1.4.      Học phần tiên quyết: Xác suất thống kê và Phép thí nghiệm. Mã số NN184

1.5.      Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học Cây trồng; Khoa: NN&SHƯD

1.6.      Thông tin giảng viên:

Họ và tên Giảng viên: Lê Thanh Phong

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0909685856. Email: ltphong@ctu.edu.vn

2.         MÔ TẢ HỌC PHẦN

Học phần được kết cấu gồm hai phần chính là ứng dụng phần mềm tin học trong xử lý số liệu điều tra, thí nghiệm và phần mềm tin học về mô hình hóa sự cân bằng dinh dưỡng trong canh tác. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học cây trồng ở bậc Đại học, sinh viên đã được cung cấp kiến thức về xác suất thống kê và phép thí nghiệm, chủ yếu là lý thuyết. Trong học phần này, học viên Cao học sẽ  được cung cấp các kiến thức nâng cao và cách ứng dụng xử lý số liệu nghiên cứu để thực hiện được luận văn cao học, bao gồm cách soạn thảo số liệu, vấn đề phân phối chuẩn, tính các ước số thống kê, phân tích quan hệ giữa các biến định lượng và định tính, kiểm định giả thuyết thống kê tham số và phi tham số, phân tích tương quan và hồi quy, phân tích số liệu bố trí thí nghiệm. Phần mềm mô hình hóa cung cấp kiến thức về canh tác bền vững qua tính toán, phân tích sự cân bằng dinh dưỡng trong canh tác ở các mức độ nông hộ, vùng và quốc gia.  Học viên sẽ sử dụng phần mềm IBM SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để xử lý và phân tích số liệu thống kê và sử dụng phương pháp NUTMON (NUTtrient MONitoring) để tính toán cân bằng dinh dưỡng.

Đề cương chi tiết học phần: Tin học ứng dụng và Mô hình hóa. Mã số NN797

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1.         THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN VÀ GIẢNG VIÊN

1.1.      Tên học phần: Tin học ứng dụng và Mô hình hóa. Mã số NN797

1.2.      Trình độ: Cao học

1.3.      Cấu trúc học phần: Số TC: 3 (LT: 29; BT: 6; TH: 10)

1.4.      Học phần tiên quyết: Xác suất thống kê và Phép thí nghiệm. Mã số NN184

1.5.      Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa học Cây trồng; Khoa: NN&SHƯD

1.6.      Thông tin giảng viên:

Họ và tên Giảng viên: Lê Thanh Phong

Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ

Địa chỉ liên hệ: ĐT: 0909685856. Email: ltphong@ctu.edu.vn

2.         MÔ TẢ HỌC PHẦN

Học phần được kết cấu gồm hai phần chính là ứng dụng phần mềm tin học trong xử lý số liệu điều tra, thí nghiệm và phần mềm tin học về mô hình hóa sự cân bằng dinh dưỡng trong canh tác. Trong chương trình đào tạo chuyên ngành Khoa học cây trồng ở bậc Đại học, sinh viên đã được cung cấp kiến thức về xác suất thống kê và phép thí nghiệm, chủ yếu là lý thuyết. Trong học phần này, học viên Cao học sẽ  được cung cấp các kiến thức nâng cao và cách ứng dụng xử lý số liệu nghiên cứu để thực hiện được luận văn cao học, bao gồm cách soạn thảo số liệu, vấn đề phân phối chuẩn, tính các ước số thống kê, phân tích quan hệ giữa các biến định lượng và định tính, kiểm định giả thuyết thống kê tham số và phi tham số, phân tích tương quan và hồi quy, phân tích số liệu bố trí thí nghiệm. Phần mềm mô hình hóa cung cấp kiến thức về canh tác bền vững qua tính toán, phân tích sự cân bằng dinh dưỡng trong canh tác ở các mức độ nông hộ, vùng và quốc gia.  Học viên sẽ sử dụng phần mềm IBM SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để xử lý và phân tích số liệu thống kê và sử dụng phương pháp NUTMON (NUTtrient MONitoring) để tính toán cân bằng dinh dưỡng.

 

3.     MỤC TIÊU HỌC PHẦN

 Học phần giúp học viên cách ứng dụng phần mềm tin học để xử lý số liệu điều tra, bố trí thí nghiệm, phương pháp mô hình hóa tính bền vững về sử dụng dinh dưỡng trong canh tác cây trồng. Về mặt lý thuyết, học viên được cung cấp kiến thức nâng cao về thống kê, phép thí nghiệm và phương pháp mô hình hóa. Về mặt thực hành, học viên sẽ có khả năng tự điều tra, bố trí thí nghiệm một cách độc lập, biết thu thập, xử lý và phân tích số liệu; trên cơ sở đó đánh giá và giải thích kết quả có tính hợp lý và khoa học. Ngoài ra, học viên còn biết tính toán cân bằng dinh dưỡng trong canh tác. Về chuẩn đầu ra, học viên có đủ khả năng phân tích số liệu để viết luận văn Cao học, báo cáo khoa học, bài báo khoa học, và biết cách đánh giá tính bền vững trong canh tác cây trồng về mặt cân bằng dinh dưỡng.

4.     NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Chương

Tiết (LT/BT/TH)

Chương 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

I. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

1. Thu thập thông tin (Bước 1)

2. Xây dựng giả thuyết khoa học (Bước 2)

3. Chứng minh giả thuyết khoa học (Bước 3)

4. Phân tích kết quả, thảo luận và kết luận (Bước 4)

II. CÁC NHÓM THÍ NGHIỆM TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

2. Thí nghiệm trong bồn, chậu, nhà lưới, chuồng trại

3. Thí nghiệm đồng ruộng

III. CÁC YÊU CẦU CHO THÍ NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG

1. Yêu cầu về tính đại diện

2. Yêu cầu về sai khác duy nhất

3. Yêu cầu về độ chính xác

4. Yêu cầu lập lại thí nghiệm

IV. CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG

1. Thí nghiệm thăm dò

2. Thí nghiệm chính thức

2.1 Số lượng nhân tố thí nghiệm

2.2 Thời gian nghiên cứu

2.3 Khối lượng nghiên cứu

2.4 Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện sản xuất

V. NGHIỆM THỨC NGHIÊN CỨU TRONG THÍ NGHIỆM

1. Loại nghiệm thức

2. Số lượng nghiệm thức trong một thí nghiệm

VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

1. Thí nghiệm một nhân tố (Single-Factor Experiment)

1.1 Bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely Randomized Designs - CRD)

1.2 Bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - CRBD)

1.3 Bố trí hình vuông Latin (Latin Square Design)

2. Thí nghiệm nhiều nhân tố (Multi-Factor Experiment)

Nghe

Đọc ngữ âm

 

Từ điển - Xem từ điển chi tiết

2.1 Ảnh hưởng đơn giản, ảnh hưởng chính và tương tác

2.2 Thí nghiệm thừa số trong bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD)

2.3 Thí nghiệm thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)

2.4 Bố trí lô phụ (Split-Plot Design - SPD)

BÀI TẬP 1: Phân biệt các phương pháp bố trí thí nghiệm.

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu:[1], [4], [5]

2/1/0

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU TRONG ĐIỀU TRA

I. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 

1. Phương pháp quan sát (Observation)

1.1 Nội dung

1.2 Ưu điểm và hạn chế

2. Phương pháp thư tín (Mail interview)

2.1 Nội dung

2.2 Ưu điểm và hạn chế 

2.3 Biện pháp làm tăng tỷ lệ trả lời thư 

3. Phương pháp điện thoại (Telephone interview)

3.1. Nội dung

3.2 Ưu điểm và hạn chế

3.3 Biện pháp làm tăng hiệu quả điều tra qua điện thoại 

4. Phương pháp điều tra cá nhân trực tiếp (Personal interview)

4.1 Nội dung       

4.2 Ưu điểm và hạn chế

4.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả điều tra cá nhân trực tiếp 

5. Phương pháp điều tra nhóm cố định (Panels)

5.1 Nội dung 

5.2 Ưu điểm và hạn chế

6 Phương pháp điều tra nhóm chuyên đề (Forcus groups)

6.1 Nội dung

6.2 Ưu điểm và hạn chế

6.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả điều tra nhóm chuyên đề

7. Phương pháp thực nghiệm (Experimental Method)

8. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA, Participatory Rural Appraisal)

8.1 Các đặc điểm của PRA

8.2 Ưu điểm và hạn chế

8.3 Các bước thực hiện PRA

II. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

1. Chọn mẫu ngẫu nhiên/mẫu xác suất (Probability sampling)

1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (Simple random sampling)

1.2 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (Systematic sampling)

1.3 Chọn mẫu theo cụm/khối (Cluster sampling)

1.4 Chọn mẫu phân tầng  (Stratified sampling)

1.5 Chọn mẫu nhiều giai đoạn (Multi-stage sampling)

2. Chọn mẫu phi xác suất (Non-probability sampling)

2.1 Chọn mẫu thuận tiện (Convenience sampling)

2.2 Chọn mẫu phán đoán (Judgement sampling)

2.2 Chọn mẫu định ngạch (Quota sampling)         

III. THANG ĐO GIÁ TRỊ

1. Khái niệm

2. Các loại thang đo giá trị

IV. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHIẾU ĐIỀU TRA 

1. Xác định các dữ liệu cần tìm (Bước 1)

2. Xác định phương pháp điều tra (Bước 2)

3. Phác thảo nội dung phiếu điều tra (Bước 3)

4. Chọn dạng cho câu hỏi (Bước 4)

4.1 Câu hỏi mở (Opend-Ended question)

4.2 Câu hỏi đóng (Close-Ended question)

5. Xác định từ ngữ và nội dung thích hợp cho câu hỏi (Bước 5)

6. Xác định cấu trúc phiếu điều tra (Bước 6)

7. Trình bày phiếu điều tra (Bước 7)

8. Điều tra thử để trắc nghiệm phiếu điều tra (Bước 8)

V. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU ĐIỀU TRA

1. Mức độ chính xác của mẫu

2. Xác định cỡ mẫu theo khoảng tin cậy và độ lệch chuẩn

3. Xác định cỡ mẫu theo công thức của Salkind (2000)

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [4]

2/0/0

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ ƯỚC SỐ THỐNG KÊ

I. DÂN SỐ VÀ MẪU   

II. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

III. CÁC LOẠI BIẾN SỐ

1. Biến định tính (Qualitative variables)   

2. Biến định lượng (Quantitative variables) 

3. Vai trò của biến định tính, định lượng

IV. THỐNG KÊ MÔ TẢ

1. Trung bình (Mean)

2. Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

3. Sai số chuẩn (Standard error)

4. Khoảng tin cậy (Confidence interval – CI)

5. Điểm bách phân (Percentiles)

6. Tứ phân vị (Quartiles)  

7. Biểu đồ hình hộp (Box-and-Whisker plot)

8. Số ngoài (Outlier)

9. Đối xứng (Skewness và Kurtosis)

10. Tần số (Frequency) và Tỷ lệ (Percentage)

11. Yếu vị (Mode)

12. Trung vị (Median) và Trung bình giãn lược (Trimmed mean)

13. Trung bình gia quyền (Weighted mean)

14. Trung bình điều hoà (Harmonic mean)

15. Trung bình hình học (Geometric mean)

16. Tỷ lệ biến thiên (Variation ratio)

17. Hệ số biến thiên (Coefficient of variation)

18. Khoảng biến thiên (Range)

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [5]

2/0/1

Chương 4. SOẠN THẢO SỐ LIỆU

I. CỬA SỔ SOẠN THẢO SỐ LIỆU (DATA EDITOR WINDOW)      

II. ĐỊNH NGHĨA NHÃN CỦA BIẾN (VARIABLE LABELS) VÀ

NHÃN GIÁ TRỊ (VALUE LABELS)

III. TÁCH TẬP TIN (SPLIT FILE), CHỌN SỐ LIỆU PHÂN TÍCH (SELECT CASES)

IV. SẮP XẾP SỐ LIỆU (SORT CASES), KẾT HỢP CÁC TẬP TIN (MERGE FILES)

VÀ HOÁN VỊ (TRANSPOSE)

V. CHUYỂN ĐỔI BIẾN (VARIABLE TRANSFORMATION)

VI. THAY THẾ CÁC GIÁ TRỊ THIẾU (REPLACING MISSING VALUES)

VII. GIA TRỌNG BIẾN QUAN SÁT (WEIGHTING CASES)

VIII. TẠO TẬP HỢP SỐ LIỆU MỚI BẰNG CÁCH KẾT HỢP BIẾN

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [5]

2/0/1

Chương 5. QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN

I. TÓM LƯỢC THÔNG TIN CỦA MỘT BIẾN ĐỊNH TÍNH

II. TÓM LƯỢC THÔNG TIN CỦA MỘT BIẾN ĐỊNH LƯỢNG

1. Tạo bảng tần số, phần trăm và biểu đồ tần số (Histogram)

2. Tạo biểu đồ thân lá (Stem & Leaf)

3. Kiểm định phân phối chuẩn

III. QUAN HỆ GIỮA 2 BIẾN ĐỊNH TÍNH

IV. QUAN HỆ GIỮA 3 BIẾN ĐỊNH TÍNH

V. QUAN HỆ GIỮA 1 BIẾN ĐỊNH LƯỢNG VÀ 1 BIẾN ĐỊNH TÍNH

VI. QUAN HỆ GIỮA 1 BIẾN ĐỊNH LƯỢNG VÀ 2 BIẾN ĐỊNH TÍNH

VII. SO SÁNH ƯỚC SỐ THỐNG KÊ THEO NHÓM, TÌM SỐ NGOÀI          

VIII. PHÂN TÍCH ĐA ĐÁP ỨNG (MULTIPLE RESPONSE)

BÀI TẬP 2: Trình bày ý nghĩa và ứng dụng phân phối chuẩn.

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [4]

2/1/1

Chương 6. TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN BIẾN

I. TƯƠNG QUAN (CORRELATION)

1. Tương quan giữa hai biến định lượng có phân phối chuẩn

2. Tương quan giữa hai biến định lượng không có phân phối chuẩn

3. Tương quan từng phần (Partial correlation)

II. HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN BIẾN (SIMPLE LINEAR REGRESSION)

1. Phân tích hồi quy giữa hai biến định lượng

2. Phân tích hồi quy giữa 2 biến định lượng phân theo nhóm

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [5]

2/0/1

Chương 7. HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN

I. HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN (MULTIPLE LINEAR REGRESSION)

1. Phương pháp nhập vào (Enter)

2. Phương pháp từng bước (Stepsise)

II. HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN CÓ SỬ DỤNG BIẾN ĐỘC LẬP LÀ BIẾN BIẾN GIẢ

III. KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI SỐ DƯ KHÔNG ĐỒNG NHẤT (HETEROSCEDASTICITY)

IV. CẢI THIỆN MÔ HÌNH HỒI QUY

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [5]

2/0/1

Chương 8. SO SÁNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

I. BIỂU ĐỒ KHOẢNG TIN CẬY CỦA TRUNG BÌNH

II. KIỂM ĐỊNH t (t-TEST) SO SÁNH 2 GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

1. Kiểm định tđối với 2 mẫu quan sát độc lập (Independent - Sample T Test - Unrelated T Test)

2. Kiểm định t đối với 1 mẫu quan sát (One-Sample T Test)        

3. Kiểm định t đối với quan sát cặp (Paired-Samples T Test, Related T Test)

III. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT NHÂN TỐ (ONE-WAY ANOVA)

IV. PHÂN TÍCH TƯƠNG PHẢN (CONTRAST)

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [5]

2/0/1

Chương 9. KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ

I. KIỂM ĐỊNH DẤU (KIỂM ĐỊNH 2 BIẾN CÓ LIÊN HỆ - 2 RELATED SAMPLES)    

II. KIỂM ĐỊNH DẤU VÀ HẠNG WILCOXON (KIỂM ĐỊNH 2 BIẾN CÓ LIÊN HỆ - 2 RELATED SAMPLES)  

III. KIỂM ĐỊNH FRIEDMAN (KIỂM ĐỊNH NHIỀU BIẾN CÓ LIÊN HỆ VỚI NHAU - K RELATED SAMPLES)

IV. KIỂM ĐỊNH MANN-WHITNEY U (KIỂM ĐỊNH 2 BIẾN ĐỘC LẬP - 2 INDEPENDENT SAMPLES)                              

V. KIỂM ĐỊNH KRUSKAL-WALLIS (KIỂM ĐỊNH NHIỀU BIẾN ĐỘC LẬP – K  INDEPENDENT SAMPLES)

VI. KIỂM ĐỊNH CHI BÌNH PHƯƠNG

1. Kiểm định Chi bình phương cho 1 biến định tính

2. Kiểm định Chi bình phương cho 1 biến định tính và 1 biến định lượng

3. Kiểm định Chi bình phương cho 2 biến định tính

BÀI TẬP 3: Phân biệt các kiểm định Z, t, F và Chi bình phương

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [5]

2/1/1

Chương 10. THÍ NGHIỆM MỘT NHÂN TỐ

I. BỐ TRÍ HOÀN TOÀN NGẪU NHIÊN

(COMPLETELY RANDOMIZED DESIGN-CRD)

1. Phân tích phương sai

2. Phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model - GLM)

II. BỐ TRÍ KHỐI HOÀN TOÀN NGẪU NHIÊN

(RANDOMIZED COMPLETE BLOCK DESIGN - RCBD)

III. BỐ TRÌ HÌNH VUÔNG LA TINH

(LATIN SQUARE DESIGN - LS)

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2]

2/0/1

Chương 11. THÍ NGHIỆM NHIỀU NHÂN TỐ

I. THÍ NGHIỆM THỪA SỐ TRONG BỐ TRÍ NGẪU NHIÊN HOÀN TOÀN

II. THÍ NGHIỆM THỪA SỐ TRONG BỐ TRÍ KHỐI HOÀN TOÀN NGẪU NHIÊN  

III. BỐ TRÍ LÔ PHỤ

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2]

2/0/1

Chương 12. PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC

I. NỘI DUNG BIẾN SỐ LIỆU QUAN SÁT

II. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI

III. BIỂU DIỄN TƯƠNG TÁC BẰNG HÌNH VẼ

IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI CÁC NGHIỆM THỨC KẾT HỢP

BÀI TẬP 4: Phân tích một kết quả thí nghiệm có tương tác.

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [1], [2], [5]

2/1/1

Chương 13. MÔ HÌNH HÓA CÂN BẰNG DINH DƯỠNG

I. GIỚI THIỆU

II. CÂN BẰNG DINH DƯỠNG MỨC ĐỘ QUỐC GIA (MACRO LEVEL)

III CÂN BẰNG DINH DƯỠNG MỨC ĐỘ VÙNG (MESO LEVEL)

IV. CÂN BẰNG DINH DƯỠNG MỨC ĐỘ NÔNG HỘ (MICRO LEVEL)

BÀI TẬP: Tính toán cân bằng dinh dưỡng mức độ đồng ruộng

Để học tốt chương này học viên tham khảo các tài liệu [3]

5/2/0


5.         
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ

5.1.      Phương pháp giảng dạy: Học phần được giảng dạy kết hợp gồm lý thuyết (29 tiết), thực hành (10 tiết), trong quá trình học học viên sẽ làm bài tập và thuyết trình theo nhóm trước lớp (6 tiết).

5.2.      Phương pháp đánh giá: Chuyên cần: 10%; thực hành, bài tập: 10%; kiểm tra giữa kỳ: 20%; thi cuối kỳ: 60%.

6.         TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA HỌC PHẦN

1. Field, A., 2000. Discovering Statistics Using SPSS for Windows. SAGE Publications, London.

2.  Little, T.M. and Hills, F.J., 1972. Statistical Methods in Agricultural Research. University of California, US.

3. L. T. Phong, J. J. Stoorvogel, M. E. F. van Mensvoort,  H. M. J. Udo, 2010. Modeling the soil nutrient balance of integrated agricultureaquaculture systems in the Mekong Delta, Vietnam. Nutr Cycl Agroecosyst. DOI 10.1007/s10705-010-9410-4.

4. Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng, 2005. Giáo trình phương pháp thí nghiệm. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 

5. Võ Văn Huy, Võ Thị Lan và Hoàng Trọng, 1997. Ứng dụng SPSS for Windows để xử lý‎ và phân tích dữ kiện nghiên cứu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

 

 

                                                                                                            Ngày 20  tháng 6  năm 2017

                 Duyệt của đơn vị                                                                 Người biên soạn

                TL. HIỆU TRƯỞNG

             TRƯỞNG KHOA/VIỆN            

 

                                                                                                             Lê Thanh Phong

Tên đơn vị
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại:
Email