CTU          English

Vinaora Nivo Slider 3.x
Hơn 3.000 giống lúa được lưu giữ với nhiều công đoạn chặt chẽ tại Đại học Cần Thơ, là nguồn tài nguyên phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, lai tạo giống mới.

Ngân hàng lúa giống nằm trong dãy nhà của Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, thuộc Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Ở đây có hai phòng rộng gần 150 m2, hạn chế tối đa người ra vào, nhiệt độ luôn được chỉnh ở mức thấp nhất. Trong phòng thường có 3-5 cán bộ và gần 20 sinh viên làm việc, bảo vệ túc trực vào ban đêm.

Giảng viên Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ làm việc tại ngân hàng giống lúa. Ảnh: Nguyên Anh

Tiến sĩ Huỳnh Kỳ, Phó bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng (Khoa Nông nghiệp), cho biết hàng nghìn giống lúa này là công sức gần 50 năm mà các thầy cô, cán bộ của Viện Nghiên cứu và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc Đại học Cần Thơ) sưu tập, gìn giữ. Năm 2019, bộ môn nhận chuyển giao và tiếp tục nhiệm vụ đó cho đến nay.

Trong số này, nhiều nhất là bộ giống lúa mùa ở miền Tây (1988 giống), có giống được sưu tầm từ thập niên 70 thế kỷ trước. Còn các giống "đặc biệt" như nàng thơm chợ Đào, nếp than, bông dừa, tài nguyên ... được sưu tập năm 1994 -1997. Những bộ giống lúa rẫy từ vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, duyên hải miền Trung... Ngoài ra, giống lúa cao sản và những dòng khác do Đại học Cần Thơ lai tạo.

"Đây được xem là ngân hàng bảo tồn giống lúa lớn nhất miền Tây. Để kéo dài tuổi thọ và chất lượng, lúa giống được đóng băng chúng ở âm 5 độ C", TS Kỳ nói và cho biết việc sưu tập, lưu trữ hàng nghìn giống lúa có ý nghĩa trong việc bảo tồn các giống quý, lai tạo các giống mới, đáp ứng nhu cầu thị trường; đặc biệt là phục vụ nghiên cứu, giảng dạy...

Nhiệt độ trong kho trung hạn luôn được để ở mức âm 5 độ C. Ảnh: Nguyên Anh

Theo TS Kỳ, để có một mẫu lúa, các sinh viên, thầy cô của trường đã bắt đầu từ việc đến các vùng sâu xa khắp nơi sưu tập. Những mẫu được ghi chép nguồn gốc, thời gian, xuất xứ. Các hạt lúa này sau đó được chọn lựa rất kỹ lưỡng, loại bỏ những hạt sâu bệnh, kém chất lượng.

Những hạt lúa giống đẹp và chắc nhất sau đó được phơi, sấy khô rồi đóng gói yếm khí với trọng lượng 50g, độ ẩm phải đạt dưới 10% và tùy vào nhu cầu sử dụng của từng giống lúa mà chúng được lưu trữ ở kho ngắn hạn hay trung hạn.

Kho ngắn hạn có độ lạnh ở mức 20 độ C, thời gian lưu trữ 6-12 tháng. Kho trung hạn nhiệt độ duy trì âm 5 độ C, thời gian lưu trữ trên 10 năm. Hai kho này được làm từ những container đặt cạnh nhau trong căn phòng khoảng 50 m2. Vì nhiệt độ phải duy trì, nên ngoài nguồn điện chính, trường còn trang bị máy phát để cung cấp điện khi sự cố.

Các giống lúa được lai tạo trong nhà kính ở Đại học Cần Thơ. Ảnh: Nguyên Anh

Việc đóng băng có ý nghĩa quan trọng trong kéo dài sự sống cho giống lúa. Hạt lúa ở âm 5 độ C sẽ rơi vào tình trạng "ngủ đông". Khi cần sử dụng, các nhà khoa học chuyển hạt giống sang phòng lạnh 20 độ C trong thời gian một ngày. Sau đó, hạt được để ở nhiệt độ bình thường trong vài giờ rồi mới đem đi nghiên cứu.

Dù thời gian lưu trữ ở kho trung hạn có thể trên 10 năm, song các giống lúa khó sống đến thời điểm đó. Vì thế, để bảo tồn những hạt giống này, các thầy cô trong bộ môn cứ sau 3-5 năm sẽ kiểm tra tuần tự sức sống của giống lúa.

"Nếu sức sống đạt tỉ lệ trên 80%, lúa sẽ tiếp tục cấp đông, còn thấp hơn, hạt giống được đem đi trẻ hóa bằng cách trồng mới lại, sau đó thu hoạch và tiếp tục lưu trữ", TS Kỳ nói và cho hay việc trẻ hóa này có khi rất vất vả, tốn kém. Bởi có giống lúa trồng ở các vùng xa xôi như Tây Nguyên, Tây Bắc... nên được mang tới đó gieo trồng cho phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng để cho giống tốt.

Nguyên Anh 

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x
Ngày nhận bằng tốt nghiệp
Dự lễ Tốt nghiệp
Tòa nhà thuộc dự án ODA
Hội thảo - Tọa đàm "Giải pháp ứng phó Hạn, Mặn cho cây trồng - Vật nuôi vùng ĐBSCL"
Ký kết tài trợ học bổng của NDA Group
Ký kết tài trợ học bổng của NDA Group
Trao học bổng "Một tấm lòng"
Toàn cảnh khu 2 ĐHCT
Video giới thiệu Trường Nông Nghiệp
 
 

       Seminar                      Email     

20796726
Hôm nay
Tuần này
Tất cả
10777
190299
20796726
 
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292 3831166 - 0292 3830985
Email: tnn@ctu.edu.vn;   Facebook
        College of Agriculture, Can Tho University 
          Campus II, 3/2 street, Ninh Kieu district, Can Tho city, Viet Nam 
          Email: tnn@ctu.edu.vn; Tel: +84 292 3831166; Tel: +84 292 3830814
Email: tnn@ctu.edu.vn;   Facebook